Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là viêm ống tai ngoài, là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Mặc dù không nguy hiểm như viêm tai giữa nhưng bệnh có thể ảnh hưởng đến thính lực của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, cha mẹ cần lưu ý một số kiến thức về tình trạng này để theo dõi sức khỏe và có biện pháp chăm sóc bé, giúp con nhanh hồi phục.
Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh là tình trạng xảy ra khi ống tai ngoài – nơi nối bên ngoài tai với màng nhĩ bị nhiễm trùng. Hiện tượng này là do tác động từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến lớp da bảo vệ ống tai ngoài hoặc vành tai khiến chúng bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và phát triển. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, tình trạng này có thể tiến triển thành viêm và gây viêm ống tai ngoài ở trẻ.
Bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em thường do tiếp xúc với độ ẩm và xảy ra phổ biến ở trẻ thường xuyên bơi lội, do đó, bệnh còn được gọi tên là “tai của người bơi lội”. Tại Việt Nam, có khoảng 70% trẻ dưới 3 tuổi bị viêm tai ngoài.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mà nhiều cha mẹ vô tình bỏ qua.
Vì da của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ rất mỏng và nhạy cảm nên trong quá trình vệ sinh tai cho trẻ, nếu cha mẹ thực hiện không đúng cách hoặc dùng các dụng cụ quá cứng, không đảm bảo vệ sinh có thể gây trầy xước, tổn thương vùng da ống tai và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Thông thường, ráy tai là lớp bảo vệ tự nhiên của tai chống lại nhiễm trùng nhưng việc vệ sinh, ngoáy tai quá nhiều hoặc dùng dụng cụ vệ sinh tai không đúng cách có thể làm cạn kiệt lớp ráy tai này làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng viêm tai ngoài ở trẻ nhỏ là do bé chạy nhảy, nô đùa dẫn đến va đập, vấp ngã ảnh hưởng đến vùng tai, gây tổn thương tai ngoài. Ngoài ra, do hiếu động mà trẻ có thể chọc thứ gì đó vào tai như hạt, que, thức ăn hoặc gãi trong tai. Điều này có thể dẫn đến viêm ống tai ngoài.
Trẻ cũng có thể bị viêm tai ngoài khi bơi thường xuyên ở hồ bơi mà không sử dụng mũ bơi, khiến nước bẩn đọng ở trong tai và là điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm. Thậm chí khi tắm gội cho trẻ, cha mẹ không lau sạch nước và xà phòng còn sót lại ở tai khiến viêm tai ngoài có thể dễ dàng xảy ra. Điều này là do ống tai của trẻ nhỏ hơn ống tai của người lớn khiến chất lỏng thoát ra ngoài khó khăn hơn và dễ bị đọng lại nếu không được thấm khô.
Một số bệnh về da ở trẻ cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm tai ngoài ở trẻ em như viêm da, chàm, nấm, vẩy nến,… hoặc do trẻ bị dị ứng với các sản phẩm như dầu gội, sữa tắm,…
Dấu hiệu viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh có thể được chia thành 3 mức độ mà cha mẹ có thể dựa vào để đánh giá tình trạng sức khỏe của con.
Ở mức độ nhẹ, trẻ bị viêm tai ngoài có một số biểu hiện như sau:
Các biểu hiện viêm tai ngoài ở trẻ em ở mức độ vừa như sau:
Ở mức độ này, các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết.
Với những trẻ lớn đã biết nói thì bé có thể kêu đau, biết mô tả những triệu chứng mà con đang gặp phải, giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết và điều trị sớm.
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa biết nói, cha mẹ có thể sớm nhận biết tình trạng viêm tai ngoài của con qua những biểu hiện sau:
Bệnh viêm ống tai ngoài ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm sau đây:
Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể kéo dài trong vài ngày, nhiễm trùng sẽ hết trong khoảng một tuần nếu bạn điều trị cho bé đúng cách. Tuy nhiên, nếu tình trạng nhiễm trùng không thuyên giảm sau 4-5 ngày chăm sóc và điều trị, bạn cần trao đổi với bác sĩ để có giải pháp tốt nhất cho bé.
Trong trường hợp trẻ sốt cao không thuyên giảm, trẻ đột ngột sưng mặt, đau dữ dội, chảy mủ tai liên tục, đau tai dữ dội và đau đầu đặc biệt về đêm, cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế có chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.
Viêm tai ngoài có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Với trường hợp viêm nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc bôi ngoài tai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ kê thuốc nhỏ kháng sinh kết hợp với thuốc chống viêm steroid để giảm sưng trong ống tai cho trẻ. Thuốc nhỏ tai thường được chỉ định trong 7-10 ngày và mỗi ngày nhỏ nhiều lần.
Nếu nguyên nhân gây nhiễm trùng là nấm t thuốc nhỏ tai chống nấm sẽ được bác sĩ chỉ định. Loại nhiễm trùng này thường xảy ra ở những trẻ có hệ thống miễn dịch suy giảm.
Trong trường hợp trẻ bị đau và sốt, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau hạ sốt acetaminophen với liều dùng tùy độ tuổi và cân nặng của trẻ.
Để trẻ sớm bình phục, cha mẹ nên tuân thủ những cách chữa viêm ống tai ngoài ở trẻ sơ sinh tại nhà dưới đây:
Để phòng bệnh viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần lưu ý 8 điều sau đây:
Viêm tai ngoài ở trẻ sơ sinh tưởng chừng đơn giản nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Do đó, cha mẹ nên trang bị những kiến thức cơ bản về tình trạng này để chủ động trong việc phát hiện và điều trị cho bé. Hy vọng bài viết trên đây sẽ mang đến những thông tin hữu ích về bệnh viêm tai ngoài ở trẻ nhỏ và cách chăm sóc để giúp bé nhanh hồi phục.