Nội dung chính

Trẻ sơ sinh ngủ li bì khó đánh thức có đáng lo không?

Trong những tháng đầu đời, trẻ thường có xu hướng ngủ nhiều hơn thức. Thậm chí, có những bé ngủ không kể ngày hay đêm, bỏ cả bú. Vậy hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ li bì khó đánh thức có đáng lo ngại không? Liệu đó có phải là trẻ đang ngủ ngoan không?

>>> Fitobimbi Sonno – Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ cho bé

Trẻ sơ sinh ngủ li bì có đáng lo không?

Trẻ sơ sinh sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Khoảng 19-20h mỗi ngày. Đây là biểu hiện sinh lý bình thường của bé nên mẹ không cần quá lo. Hơn nữa, việc ngủ nhiều còn giúp ích cho quá trình phát triển. Khi ngủ, não của bé sẽ tiết ra lượng lớn hormone tăng trưởng có lợi cho chiều cao. Bên cạnh đó, ngủ nhiều cũng giúp cho não bộ của bé hoàn thiện, trẻ thông minh, sáng dạ và khỏe mạnh hơn. Tinh thần thoải mái nên trẻ ngủ nhiều không bị mệt mỏi, chán ăn, ngược lại ăn tốt và hấp thu mạnh.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào trẻ sơ sinh ngủ nhiều cũng đều lợi cho sức khỏe. Mẹ nên cẩn thận với những trường hợp ngủ li bì, không chịu thức dậy đòi bú. Nếu trường hợp này kéo dài liên tục có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như phát triển của bé.

Vì sao trẻ sơ sinh lại ngủ li bì?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ li bì
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ li bì
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều mặc dù tốt cho quá trình phát triển nhưng nếu rơi vào trạng thái li bì nhiều ngày mẹ hãy nghĩ đến những nguyên nhân sau:

Bị mất nước

Tình trạng mất nước thường xảy ra do cơ thể bé bị nhiễm bệnh, sốt. Lúc này, trẻ thường có những biểu hiện như mệt mỏi, người lờ đờ, ngủ li bì khó đánh thức, da khô, chân tay lạnh toát, mắt trũng xuống, tiểu ít…

Thiếu oxy

Cơ thể không cung cấp đủ oxy sẽ khiến trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, khó đánh thức. Tình trạng này nếu kéo dài thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chức năng của nhiều bộ phận, nguy hiểm nhất là não. Bé có thể thiếu máu não, xuất huyết não, thậm chí tử vong.

Viêm màng não

Những trẻ dưới 5 tuổi bị viêm màng não thường sốt kèm theo các triệu chứng như đau đầu, cứng gáy, hôn mê sâu, ngủ li bì, thóp phồng, nôn, co giật… Riêng với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì có thể bị sốt hoặc không và kèm theo các biểu hiện trên. Thông thường, trong một vài ngày đầu, bé sẽ có các biểu hiện như sốt, bú kém, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, ho, chảy, nước mũi. Đặc biệt, nghiêm trọng hơn, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như co giật, rối loạn ý thức, giảm vận động tay, chân…

Nhiễm trùng

Trẻ bị nhiễm trùng mắt, miệng, da, dạ dày, đường hô hấp… Khi đó, trẻ có thể ngủ li bì khó đánh thức. Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh tiến triển nặng hơn, gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

Hạ đường huyết

có thể gây ra các triệu chứng như toát mồ hôi, nhịp tim nhanh, trẻ li bì, ăn kém, mắt lờ đờ,… Mặc dù hiếm gặp nhưng tình trạng này cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy khi có dấu hiệu bất thường mẹ cần đưa bé đi kiểm tra ngay. Tình trạng này thường gặp ở trẻ thiếu tháng, sinh non, trẻ sơ sinh nhẹ cân, trẻ có mẹ bị tiểu đường thai kỳ.

>>> Xem thêm:

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh ngủ li bì

Dấu hiệu nhận biết Trẻ sơ sinh ngủ li bì
Dấu hiệu nhận biết Trẻ sơ sinh ngủ li bì

‍Những dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh ngủ li bì:

  • Ngủ giấc dài trong ngày, đặc biệt là sau 6 tháng đầu đời
  • Tổng thời gian ngủ trong ngày của trẻ nhiều hơn bình thường
  • Khó thở hoặc hơi thở yếu khi ngủ
  • Mắt lờ đờ, dễ buồn ngủ, chậm chạp trong mọi hoạt động
  • Trẻ nhìn uể oải, kém vui tươi, không có năng lượng
  • Không bị kích thích bởi bất kỳ điều gì xung quanh như âm thanh hoặc ánh sáng
  • Trẻ sơ sinh ngủ li bì khó đánh thức

Thực tế, chúng ta ai cũng biết rằng cái gì quá mức cũng chưa chắc tốt. Bởi vậy, trẻ sơ sinh ngủ li bì khó đánh thức cũng không hề ổn chút nào. Đặc biệt, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì sức khỏe và sự phát triển của bé sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cha mẹ cần chú ý quan sát để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời.

Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, cha mẹ nên làm gì?

Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, cha mẹ nên làm gì?
Trẻ ngủ nhiều hơn bình thường, cha mẹ nên làm gì?

Nếu trẻ ngủ nhiều hơn bình thường mà vẫn lên cân đều, chơi ngoan thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ ngủ nhiều mà không chịu bú mẹ nên đánh thức con dậy để đảm bảo năng lượng trong ngày. Cụ thể:

  • Cởi tã: Cởi tã sẽ giúp vùng mông bé được thông thoáng và mát mẻ. Việc làm này có thể khiến bé tự mở mắt và tỉnh dậy dễ dàng hơn
  • Lau mồ hôi cho bé: Trẻ sơ sinh bị đổ mồ hôi khi ngủ là chuyện thường gặp. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên chú ý, thường xuyên lau mồ hôi cho trẻ để đề phòng sốt, ho. Bên cạnh đó, cha mẹ nên lựa chọn cho bé mặc những bộ quần áo thoải mái, thoáng mát, có khả năng thấm hút cao để trẻ bớt ra mồ hôi
  • Mát xa bằng khăn: Cha mẹ dùng một chiếc khăn được nhúng nước ấm lau nhẹ nhàng lên người bé. Hoặc bạn có thể tác động bằng tay, sự tiếp xúc bằng da thịt sẽ khiến bé được kích thích nhanh chóng hơn
  • Trò chuyện cùng bé: Cha mẹ nên trò chuyện với bé thật nhiều, vừa giúp bé được tỉnh táo vừa kích thích não bộ bé phát triển nhanh hơn

Trong trường hợp trẻ sơ sinh ngủ li bì do những nguyên nhân nghiêm trọng kể trên, cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra và điều trị nhanh chóng.

Hy vọng, với những thông tin hữu ích trên, cha mẹ đã hiểu rõ được vì sao trẻ sơ sinh ngủ li bì và cần làm gì để đánh thức trẻ. Hãy luôn ở bên cạnh, chăm sóc và quan sát trẻ! Nếu thấy có bất kỳ vấn đề gì bất thường, cha mẹ không nên tự xử lý mà cần nhờ tới sự hỗ trợ của chuyên gia y tế để đảm bảo sức khỏe cho trẻ!

Chia sẻ bài viết này