Trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa sau khi bú mẹ là điều thường gặp ở một số trẻ. Nhiều mẹ lo lắng không biết hiện tượng này có phải con đang gặp vấn đề gì không? Để hiểu rõ vấn đề này các bậc cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng này là gì? Từ đó, sẽ tìm được cách khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh hiệu quả.
Tại sao trẻ sơ sinh hay bị trớ là câu hỏi mà rất nhiều bậc cha mẹ muốn biết đáp án. Hầu hết, các bậc cha mẹ không biết nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay nôn trớ là do đâu. Dưới đây chúng tôi xin bật mí một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ, giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Vì sao trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa? Khi tìm hiểu nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ người ta thường chia làm 3 nguyên nhân chính, đó có thể là do sinh lý, hay do cách chăm sóc của cha mẹ hoặc là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.
Như các bạn đã biết hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non yếu, cho nên thường xảy ra tình trạng trớ sữa, ọc sữa sau khi ăn. Tình trạng trẻ sơ sinh hay bị trớ sẽ bình thường khi mà trẻ khỏe mạnh. Ở trẻ sơ sinh hoạt động giữa thực quản và dạ dày chưa hoàn thiện, hơn nữa dạ dày của trẻ sơ sinh lúc này thường nằm ngang, đồng thời, diện tích dạ dày nhỏ nên trẻ sẽ ăn được ít hơn. Chính vì vậy, khi trẻ ăn quá no sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng nôn trớ sau ăn. Tình trạng này sẽ tự biến mất khi trẻ ở giai đoạn 12-18 tháng.
Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều đó là do trẻ bú mẹ không đúng cách, sai tư thế, khiến quá trình bú trẻ nuốt nhiều khí vào dạ dày. Từ đó, bụng của trẻ sẽ tích tụ khí dư dẫn đến tình trạng nôn trớ.
Tiếp theo, trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa là do vừa ăn no đã đặt trẻ nằm ngay. Hoặc có thể do mẹ quấn tã quá chặt, cũng khiến trẻ sơ sinh nôn trớ.
Nôn trớ cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý ở trẻ mà cha mẹ cần lưu ý, đó là:
Trẻ bị dị tật đường tiêu hóa như hẹp tá tràng bẩm sinh, teo thực quản, hẹp phì đại môn vị…thường nôn ngay trong những ngày đầu mới sinh.
Trẻ nôn do bị xoắn ruột, tắc ruột: thường kèm theo những biểu hiện như bụng chướng, đi ngoài phân có máu, dịch dạ dày nâu đen.
Xem thêm:
Phần lớn các bậc cha mẹ đều thắc mắc không biết trẻ sơ sinh hay trớ sữa có nguy hiểm không? Liệu tình trạng nôn trớ có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé hay không? Như chúng tôi đã phân tích những nguyên nhân trẻ sơ sinh bị trớ sau khi bú ở trên. Nếu tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn không kéo dài thường xuyên, và không đi kèm những dấu hiệu nào khác thì cha mẹ có thể yên tâm. Bởi đây chỉ là hiện tượng sinh lý thông thường ở trẻ, không có gì đáng lo ngại.
Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh trớ nhiều, đồng thời đi kèm những dấu hiệu như trẻ quấy khóc, đau bụng quằn quại, trẻ ưỡn bụng, co giật thì bạn không nên chủ quan. Lúc này bạn cần lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Do trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa non yếu, hơn nữa van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Chính vì vậy, tình trạng trẻ dễ nuốt khí vào dạ dày là điều không thể tránh khỏi. Lượng “khí dư” tích tụ lâu sẽ khiến trẻ có cảm giác đầy bụng, nôn trớ sau khi bú sữa. Để giảm tình trạng trẻ sơ sinh bị nôn trớ liên tục, cha mẹ đừng bỏ qua những mẹo chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh dưới đây.
So với những trẻ lớn hơn, thì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt hơn rất nhiều. Đặc biệt, dung tích dạ dày của trẻ rất nhỏ, không thể chứa được lượng sữa lớn. Để tránh tình trạng nôn trớ, ọc sữa sau khi bú thì mẹ nên cho trẻ bú theo cữ, chia nhỏ lượng sữa với nhiều lần bú, để hệ tiêu hóa của trẻ làm quen nhanh hơn, và dễ dàng hoạt động hơn.
Trẻ sơ sinh rất dễ nuốt phải lượng khí lớn trong quá trình bú. Sau khi bú xong nếu mẹ đặt bé nằm ngay sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng nôn trớ. Để cải thiện tình trạng này, mẹ cần cho bé ợ hơi trong và sau khi bú để tống khí dư ra ngoài. Hơn nữa, cho bé ợ hơi còn giúp giảm tình trạng đầy bụng, khó tiêu ở trẻ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.
Cách chữa trớ sữa ở trẻ sơ sinh vừa đơn giản lại hiệu quả cao đó là cho bé bú đúng cách. Có thể mẹ chưa biết nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều là do trẻ bú sai cách. Đối với trẻ bú mẹ, do tư thế mẹ cho trẻ bú chưa đúng, hoặc lượng sữa nhiều khiến trẻ không thể nuốt kịp, dẫn đến tình trạng nôn trớ. Đối với trẻ bú bình có thể trong quá trình bú bình trẻ nuốt quá nhiều khí, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và trẻ sơ sinh dễ bị nôn trớ.
Để cải thiện tình trạng này, mẹ cần cho trẻ bú đúng cách. Khi cho trẻ bú cần cho bé bú từ từ, tránh để trẻ ăn quá no. Với những trẻ bú bình mẹ nên nghiêng bình sữa sao cho sữa luôn đầy cổ bình và núm vú để tránh trẻ nuốt thêm khí vào bụng.
Khi trẻ ngủ ở một tư thế thoải mái sẽ góp phần cải thiện tình trạng nguy cơ trào ngược dạ dày. Mẹ có thể kê đầu bé nằm cao hơn một chút, với độ nghiêng này sẽ giúp trẻ không bị trào ngược dạ dày khi ngủ.
Thường thì tình trạng trẻ vặn mình, quấy khóc đêm sẽ đi kèm với chứng nôn trớ ở trẻ. Mà trẻ thường xuyên vặn mình, quấy khóc cho thấy chế độ dinh dưỡng của trẻ không đủ lượng canxi cần thiết. Với trường hợp này cha mẹ cần bổ sung đầy đủ canxi cho bé. Đồng thời, đừng quên cho trẻ tắm nắng để trẻ được bổ sung vitamin từ tự nhiên. Bởi Vitamin D giúp cơ thể trẻ hấp thụ canxi tối đa nhất.
Việc massage quan rốn cho trẻ là cách chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh khá hiệu quả. Cách này giúp cho trẻ tiêu hóa nhanh hơn, đồng thời đẩy lượng khí dư trong dạ dày ra bên ngoài. Mẹ có thể massage theo chiều kim đồng hồ giúp tăng hoạt động của ruột, tăng quá trình tiết dịch, giảm chướng bụng và nôn trớ hiệu quả.
Để giúp trẻ không bị nôn trớ sau khi ăn thì việc mẹ cần làm lúc này đó là cho bé ợ hơi. Trong khi bú mẹ nên cho trẻ ợ hơi khi chuyển từ bầu ngực này sang bầu ngực khác. Hoặc khi trẻ bú xong cho trẻ ợ hơi để giảm tình trạng trẻ bị đầy bụng do nuốt khí dư vào bụng.
Việc quấn tã và mặc quần áo quá chật cũng khiến trẻ bị trớ sau ăn. Mẹ hãy nới lỏng quần áo của trẻ, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Tránh quấn tã quá chặt khiến trẻ không được thoải mái, dẫn đến tình trạng trớ sau ăn.
Một số mẹ có thói quen cho trẻ nằm luôn sau khi bú. Tuy nhiên, chính thói quen này lại gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý sau khi cho trẻ bú hoặc ăn xong cần bế trẻ lên và vỗ ợ hơi cho bé khoảng 15-20 phút. Sau đó, hãy cho bé nằm xuống và cho bé gối đầu cao hơn một chút để tránh tình trạng trẻ bị nôn trớ sau ăn.
Nếu nguyên nhân trẻ sơ sinh thường xuyên bị nôn trớ do vấn đề về dinh dưỡng thì bạn cần khắc phục ngay. Tuyệt đối không ép bé ăn khiến bé sợ hãi, gây nên tình trạng nôn trớ nhiều hơn. hãy tạo cho bé cảm giác thoải mái khi ăn, ăn vừa đủ, không ép trẻ ăn nhiều. Khi cho trẻ ăn bằng muỗng tránh để muỗng quá lâu trong miệng sẽ khiến bé cảm thấy buồn nôn và trớ sau đó.
Thỉnh thoảng nôn trớ thường không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu bé bị nôn trớ nhiều, đôi khi nó có thể là triệu chứng của bệnh gì đó nghiêm trọng hơn. Hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có những biểu hiện sau:
Tóm lại, tình trạng trẻ sơ sinh hay bị trớ sữa sau khi bú là hiện tượng khá phổ biến. Với những nguyên nhân và cách trị trẻ sơ sinh nôn trớ nêu trên, hy vọng sẽ góp phần giúp mẹ có thêm kinh nghiệm trong việc xử lý các tình huống bất ngờ. Đồng thời, các mẹ hãy thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu nhận thấy có điều bất thường cần liên hệ bác sĩ để kịp thời thăm khám và điều trị cho trẻ càng sớm càng tốt.