Bé bị ho sổ mũi thở khò khè khiến bố mẹ rất lo lắng vì không biết bé đang mắc bệnh gì? Hiểu đúng nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn trong công tác chăm sóc và phòng ngừa. Do đó, việc cập nhật thông tin cơ bản về bệnh lý sẽ giúp ích rất nhiều cho bố mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách xử lý bé thở khò khè và ho nhé!
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non nớt, cộng thêm các cơ quan hô hấp chưa phát triển hoàn chỉnh nên rất dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh các triệu chứng đường hô hấp thường gặp như sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng, ho, sốt nhẹ,... trẻ có thể kèm theo biểu hiện đờm nhầy xuất hiện nhiều trong họng, thở khò khè, khó thở,...
Không ít trường hợp bé có tất cả các triệu chứng kể trên trong 1 lần đổ bệnh: ho, sổ mũi, thở khò khè. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ những bệnh lý ở đường hô hấp dưới.
Bố mẹ có thể nhận biết bệnh lý này ở trẻ thông qua việc quan sát các biểu hiện dưới đây:
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ ho thở khò khè bao gồm:
Các dấu hiệu ho, sổ mũi, thở khò khè ở trẻ thường có xu hướng nghiêm trọng hơn về đêm khiến bé quấy khóc, khó ngủ. Ngoài ra, nếu bệnh tiến triển nặng, không có sự can thiệp kịp thời, bé có thể bị nôn trớ, sốt nhẹ, bỏ ăn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng hấp thụ dinh dưỡng khiến bé sụt cân, chậm lớn.
Ho, sổ mũi, thở khò khè là những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh lúc giao mùa. Thế nhưng, đây đôi khi lại là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm đường hô hấp. Cụ thể như sau:
Căn bệnh này sẽ khiến đường thở bị thu hẹp, khi trao đổi oxy sẽ sẽ tạo ra tiếng khò khè. Ngoài ra, hệ hô hấp của trẻ còn rất dễ nhạy cảm với các dị nguyên gây kích ứng như khói thuốc, bụi bẩn, lông động vật,... Nếu không được điều trị tích cực, bệnh sẽ gây một số biến chứng nguy hiểm như xẹp phổi, suy hô hấp, ngừng hô hấp, tràn khí màng phổi,...
Trường hợp trẻ bị ho sổ mũi thở khò khè nếu không được xử lý đúng cách sẽ gây nhiễm trùng đường hô hấp khiến dịch nhầy tích tụ nhiều trong phế nang. Từ đó có thể dẫn đến tình trạng suy hô hấp. Đây là một biến chứng khá nặng, bố mẹ chớ coi thường.
Viêm phế quản là tình trạng viêm, sưng tại phế quản, kèm theo đó là sự tiết dịch ồ ạt khiến đường thở bị tắc nghẽn. Bên cạnh triệu chứng ho, sổ mũi, thở khò khè, trẻ bị viêm phế quản còn có thể bị sốt nhẹ. Biểu hiện của viêm phế quản đôi khi khiến nhiều người lầm tưởng với bệnh hen suyễn. Do đó, cha mẹ cần đưa bé tới cơ sở Y tế sớm để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ. Bệnh này gây ra bởi sự tiết dịch acid quá mức tại dạ dày khiến chúng trào ngược lên thực quản. Dịch vị này có thể gây kích ứng họng, khiến bé bị ho nhiều, kèm theo triệu chứng sổ mũi, buồn nôn, ợ chua,...
Viêm mũi dị ứng xảy ra khi trẻ tiếp xúc với các dị nguyên khiến cơ thể sản sinh histamine gây ngứa, sưng nề và tiết dịch nhiều tại niêm mạc hô hấp. Do đó, biểu hiện đặc trưng của bệnh là chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho có đờm hoặc ho khan, hắt xì hơi nhiều,...
Bé bị ho sổ mũi, thở khò khè tuy không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm được. Thế nhưng, nếu bố mẹ không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Hệ hô hấp hoạt động kém có thể khiến bé chậm lớn, suy dinh dưỡng. Vì vậy, nếu triệu chứng này kéo dài quá lâu mà không đỡ, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh kiện để được chẩn đoán chính xác và phương pháp điều trị kịp thời.
Nhiều mẹ khi thấy bé chớm ho, sổ mũi thường nghĩ ngay tới việc dùng thuốc kháng sinh với mong muốn bé sớm khỏi bệnh. Thế nhưng, mẹ có biết không, thuốc kháng sinh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến với sức khỏe trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Làm dụng nhiều có thể khiến bé gặp tác dụng phụ, thậm chí là nhờn thuốc.
Do đó, khi bé mới có biểu hiện, mẹ nên áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà dưới đây trước khi nghĩ tới việc dùng thuốc nhé!
Tham khảo thêm:
Như ở trên đã đề cập, ho có đờm, kèm theo sổ mũi, thở khò khè có thể xuất phát từ những bệnh lý nghiêm trọng như viêm phổi, viêm tiểu phế quản, hen suyễn,... Tình trạng này kéo dài có thể gây suy giảm chức năng hô hấp, thậm chí có thể dẫn đến biến chứng nặng nề.
Do đó, phụ huynh cần theo dõi trẻ sát sao, khi phát hiện có dấu hiệu bất thường cần đưa bé đến bác sĩ càng sớm càng tốt. Một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm ở trẻ là:
Thông thường, với trẻ có biểu hiện nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn bố mẹ chăm sóc cho bé tại nhà. Trường hợp nếu bệnh tình của trẻ không thuyên giảm, có diễn biến nguy hiểm hơn, bé cần được nhập viện ngay để được chuyên gia y tế theo dõi.
Do hệ miễn dịch yếu cộng thêm cơ quan hô hấp còn chưa hoàn thiện, trong 1 năm trẻ có thể bị ho sổ mũi, thở khò khè nhiều lần. Chình vì vậy, mẹ đừng đợi tới khi bé bị bệnh mới tìm giải pháp điều trị, hãy chủ động phòng bệnh cho bé bằng các biện pháp dưới đây:
Tóm lại, bé bị ho sổ mũi thở khò khè chỉ là những triệu chứng thông thường. Thế nhưng, bố mẹ chớ chủ quan, bởi nếu không được quan tâm đúng mức có thể dẫn đến những biến chứng khôn lường, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé, cả về trí tuệ lẫn thể chất.
Những triệu chứng này thường xuất hiện theo mùa, do đó phụ huynh cần chủ động hơn trong công tác phòng ngừa bằng cách nâng cao sức đề kháng cho bé, hạn chế cho bé tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, tiêm phòng vắc xin trước thời điểm giao mùa 1 tháng để giảm nguy cơ trẻ bị mắc bệnh.
Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bố mẹ trang bị được cho mình nhiều kiến thức bổ ích để giúp con yêu khỏe mạnh!