Đờm xuất hiện trọng họng và mũi sẽ khiến trẻ cảm thấy khó thở, quấy khóc, chán ăn, ngủ không ngon giấc,... Mỗi lần như thế, mẹ thường nghĩ ngay tới việc cho bé dùng thuốc kháng sinh để giúp tiêu đờm. Thế nhưng, thực tế phương pháp này lại gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ. Vậy đâu là biện pháp đúng đắn mẹ cần thực hiện mỗi khi bé bị đờm trong họng? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ trả lời câu hỏi này!
Không phải là “nhân vật phản diện” trong suy nghĩ của nhiều người, trên thực tế, đờm chính là dịch nhầy do cơ thể tiết ra để ngăn chặn sự tấn công của các tác nhân có hại cho đường hô hấp.
Tuy nhiên, trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi chưa có khả năng tống đờm ra khỏi khí quản, việc sản sinh nhiều mà không có sự loại bỏ sẽ khiến chất nhầy ứ đọng trong mũi, họng bé ngày càng nhiều. Điều này khiến bé khó hô hấp, thở khò khè hoặc tạo phản xạ ho để tống đờm ra ngoài.
Mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh có đờm trong cổ để giải quyết tận gốc vấn đề này ở trẻ:
Xem thêm: Bài Thuốc Dân Gian Làm Tan/Tiêu Đờm An Toàn Cho Bé
Đây tưởng chừng là vấn đề đơn giản nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của bé. Do đó việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời đóng vai trò vô cùng quan trọng để tránh bệnh tái phát và kéo dài.
Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để đánh tan đờm nhớt trong họng. Tuy nhiên, trẻ nhỏ là đối tượng nhạy cảm, việc lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc tự ý dùng không theo chỉ định của bác sĩ sẽ có thể gây ra những phản ứng phụ, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
Do đó, bố mẹ hãy áp dụng cách làm tan đờm trong cổ họng tự nhiên dưới đây để chấm dứt tình trạng thở khò khè, ho kéo dài ở trẻ:
Kỹ thuật vỗ long đờm mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời cho bé: Cải thiện quá trình tuần hoàn máu của phổi, thông thoáng đường thở và loại bỏ dịch đờm dễ dàng. Mẹ nên thực hiện vỗ long đờm cho bé vào buổi sáng, khi chưa ăn để mang lại hiệu quả cao hơn.
Hướng dẫn các bước vỗ long đờm cho bé:
Sau khi hoàn thành, mẹ dùng chiếc khăn sạch lau miệng và mũi cho bé trước khi ăn bữa sáng nhé!
Khác với người lớn có thể tự loại bỏ đờm bằng cách khác nhổ hay hỉ mũi thì trẻ sơ sinh cần được sự hỗ trợ của người lớn mới có thực hiện được “nhiệm vụ” này. Khi bé bị đờm trong họng, mẹ có thể sử dụng bộ dụng cụ hút mũi để tống chất nhầy ra bên ngoài.
Hút mũi không mấy dễ chịu. Do đó mẹ hãy hãy hiểu cho cảm giác của bé, đừng nên la mắng hay khó chịu khi thấy bé khóc thét lên vì không muốn. Thay vào đó, mẹ hãy có những cử chỉ âu yếm, nói chuyện nhẹ nhàng và thực hiện hút mũi từng bước để khiến bé bị ám ảnh với chuyện này nhé!
Để việc hút mũi của bé trở nên dễ dàng hơn, đồng thời giúp bé đỡ đau hơn, mẹ hãy nhỏ vào mũi bé một lượng dung dịch nước muối sinh lý vừa phải (nồng độ 0.9%).
Sau khi chất nhầy trong mũi được làm loãng, mẹ hãy dùng dụng cụ hút mũi cho bé theo các bước sau:
Trường hợp trẻ vẫn còn khò khè, khó chịu, mẹ có thể hút mũi thêm cho bé thêm cho bé. Tuy nhiên, mẹ không nên hút mũi quá 4 lần mỗi ngày. Điều này có thể khiến tình trạng ứ đọng đờm trở nên nghiêm trọng hơn, dễ gây kích ứng niêm mạc mũi.
Khi trẻ có hiện tượng bị đờm trong họng và mũi ngày càng nhiều, mẹ nên tăng tần suất bú cho bé, đồng thời chia thành nhiều cữ bú trong ngày.
Sữa mẹ không chỉ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh mà còn giữ vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn, tan dịch đờm. Bởi vậy, nếu mẹ còn thắc mắc làm sao để hết đờm trong cổ họng thì hãy áp dụng ngay cách này nhé!
Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi là sữa mẹ. Do vậy, việc mẹ ăn gì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sữa và sức khỏe của trẻ.
Để tăng cường đề kháng, giúp trẻ nâng cao hệ miễn dịch để chống cự với tác nhân gây bệnh, mẹ nên thiết lập một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý với đầy đủ thực phẩm bổ dưỡng như thịt bò, cá, tôm, rau củ, sữa chua,...
Ngoài những mẹo tiêu đờm trong họng bé kể trên, mẹ có thể cho bé dùng thêm một số bài thuốc dân gian với những nguyên liệu quen thuộc và an toàn sau:
Cách làm:
Lưu ý: Bài thuốc lá diếp cá với nước vo gạo trị đờm trong cổ họng chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 6 tháng. Mẹ có thể cho bé uống trực tiếp hỗn hợp khi có dấu hiệu xuất hiện đờm.
Mẹ cần chuẩn bị 1kg lê tươi, 1kg củ cải trắng, gừng và mật ong mỗi thứ 250g.
Lưu ý: Cách trị đờm này chỉ nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi. Bởi thành phần mật ong sẽ gây hại cho đối tượng trẻ sơ sinh. Nếu vẫn áp dụng cách này, mẹ cần thay thế mật ong bằng đường phèn.
Trên đây là một số thông tin xoay quanh tình trạng trẻ sơ sinh bị đờm trong cổ họng và những phương pháp giải quyết. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích trong sổ tay chăm sóc bé yêu!
Xem thêm: Ho Gà Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị