Những cơn đau bụng bất chợt có thể xuất hiện và ảnh hưởng nặng nề đến em bé của bạn. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Vì trẻ sơ sinh không thể nói và biểu đạt cảm giác của mình nên thường bé sẽ quấy khóc khi đau. Nhưng vì sao trẻ bị đau bụng và cách giải quyết đau bụng ở trẻ sơ sinh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn.
Colic hay còn gọi là khóc dạ đề, nó được đặc trưng bởi tình trạng quấy khóc không ngừng ở trẻ sơ sinh. Colic thường gặp ở trẻ được 2-3 tuần tuổi và có thể kéo dài đến khi trẻ được 16 đến 20 tháng tuổi. Đôi khi, người ta cũng gọi colic là đau bụng ở trẻ sơ sinh. Nếu bé quấy khóc không ngừng khoảng 2 giờ một ngày, 3 ngày trong một tuần được xem là colic.
Nguyên nhân của colic không rõ ràng, có thể do trẻ hít phải quá nhiều không khí hoặc trẻ bị khó tiêu, một số khác thì cho rằng có thể do trẻ không dung nạp các chất có trong sữa mẹ.
Trẻ bị colic thường khóc vào cùng một thời điểm trong ngày, đa số là vào buổi chiều tối. Cha mẹ thường nhận thấy bé của mình cong lưng hoặc uốn cong đầu gối trong khi khóc. Các cơ bụng của bé có thể bị căng do em bé bị đầy hơi, bé sẽ có những cơn đau bụng co thắt thường xuyên không thuyên giảm.
Cho bé tắm nước ấm, chườm ấm vùng bụng hoặc các bài tập vận động đầu gối có thể làm dịu cơn đau bụng cho trẻ và giúp giải phóng khí hơi dư thừa. Trường hợp này không có thuốc để điều trị tình trạng đau bụng ở trẻ. Nếu cha mẹ thấy bé khóc dữ dội hơn, hãy cho trẻ đi khám để có biện pháp giải quyết kịp thời.
Táo bón ở trẻ sơ sinh thường ít gặp, chủ yếu gặp ở trẻ mới bắt đầu ăn dặm. Nếu bé tỏ ra khó chịu khi đi cầu hoặc bé chưa đi cầu trong 3 ngày có thể bé đã bị táo bón.
Có nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh như trẻ bị dị ứng sữa, chế độ ăn uống thiếu chất xơ, trẻ uống không đủ nước hoặc trẻ nhịn đi cầu.
Nếu bé bị táo bón, phân thường khô và cứng, thậm chí bé sẽ luôn tỏ ra căng thẳng khi đi ngoài. Ngoài ra, bé cũng sẽ có triệu chứng đau bụng do đầy hơi, chướng bụng, bé bị đau bụng từng cơn cho đến khi hết táo bón.
Nếu bé đã bắt đầu ăn dặm, hãy bổ sung vào chế độ ăn của trẻ những thực phẩm giúp giảm táo bón như lê, mận khô, táo hoặc bột yến mạch. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị đau bụng, táo bón cũng có thể điều trị bằng cách cho trẻ tập các bài tập nhẹ như: đặt trẻ nằm ngừa và di chuyển chân theo động tác đạp xe, cho trẻ dùng thuốc đạn glycerin để trẻ dễ đi tiêu hơn nếu có chỉ định từ bác sĩ.
Xem thêm: Cách Trị Táo Bón Cho Trẻ Có 1-0-2 Mẹ Đừng Bỏ Qua
Đây là tình trạng xảy ra khi dạ dày và thực quản hoạt động không bình thường. Các thức ăn từ dạ dày sẽ trào ngược lên trên thực quản khiến trẻ bị nôn và đau rát vùng bụng.
Trào ngược có thể xảy ra do cơ vòng thực quản dưới chưa phát triển hoàn thiện, cơ này giúp đưa thức ăn từ thực quản xuống dạ dày và giữ chúng ở lại dạ dày. Khi cơ vòng chưa phát triển hoàn thiện, nó có thể mở ra và khiến thức ăn trào ngược lên trên.
Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản sẽ có các triệu chứng như nôn, sặc, ho, thở khò khè hoặc đau bụng, tức ngực. Trào ngược cũng có thể khiến trẻ quấy khóc nhiều trong và sau khi bú.
Để khắc phục tình trạng trào ngược ở bé, hãy cho bé ăn mỗi cữ ít hơn nhưng thường xuyên hơn, khi ngủ hãy kê cao gối hơn cho bé. Nếu tình trạng trào ngược phức tạp hơn, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc giúp giảm axit trong dạ dày cho trẻ.
Tiêu chảy là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài. Tiêu chảy là khi phân lỏng, chứa nhiều nước, tiêu chảy có thể gây mất nước ở trẻ sơ sinh. Vậy dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng do tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy thường do một số virus hoặc vi khuẩn gây ra như: virus rota, vi khuẩn E.coli, campylobacter, salmonella…Tiêu chảy cũng có thể xảy ra do thực phẩm bị nhiễm khuẩn và ký sinh trùng.
Trẻ bị tiêu chảy thường đi tiêu phân lỏng nước kèm theo mùi khó chịu. Số lần đi tiêu có thể gấp nhiều lần so với thông thường. Trẻ còn có các biểu hiện kèm theo như sốt, nôn mửa, mệt mỏi, quấy khóc… Ngoài ra, trẻ cũng thường xuyên thấy đau thắt bụng, đau bụng từng cơn.
Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước ở trẻ sơ sinh, nếu mất nước nặng có thể gây tử vong. Vì thế cách chữa đau bụng đi ngoài cho trẻ sơ sinh quan trọng nhất là cha mẹ nên bổ sung nước cho trẻ hoặc sữa mẹ. Các bác sĩ cũng có thể kê thêm một số loại thuốc bù điện giải hoặc điều trị triệu chứng cho bé. Ngoài ra, nếu bé đã bắt đầu ăn thức ăn rắn, hãy cho bé ăn những thức loại thức ăn lỏng và nhẹ nhàng, lành mạnh.
Đây là một nguyên nhân hiếm gặp khiến bé sơ sinh bị đau bụng và có thể xảy ra khi bé được khoảng 8-14 tháng. Lồng ruột xảy ra khi một phần ruột bị lồng vào một phần ruột khác gây tắc nghẽn và đau đớn cho trẻ. Tình trạng này sẽ gây tắc nghẹt các mạch máu và chất lỏng khác làm tổn thương đoạn ruột bên dưới.
Vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây lồng ruột ở trẻ sơ sinh. Đôi khi người ta cho rằng tình trạng này có thể là do trẻ bị viêm ruột, có các khối u lành tính hoặc ruột co bóp bất thường khi trẻ chuyển từ giai đoạn bú mẹ sang giai đoạn ăn dặm.
Bé thường xuyên bị đau bụng và co chân về phía dạ dày do dạ dày bị co thắt. Ngoài ra, bé sẽ thường xuyên bị nôn mửa và đi ngoài ra phân sẫm màu hoặc có máu hoặc có chứa chất nhầy.
Lồng ruột được điều trị bằng phương pháp tháo lồng bằng hơi hoặc điều trị bằng phẫu thuật. Khi trẻ bị lồng ruột cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ xử lý kịp thời.
Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không sản xuất ra được enzym phân hủy đường lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa.
Trẻ sơ sinh không dung nạp lactose thường do trẻ mắc các bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày ruột hoặc tiêu chảy. Những bệnh lý này gây hỏng lớp niêm mạc ruột non, vì thế trẻ sẽ gặp khó khăn cho việc tiêu hóa đường lactose.
Một số triệu trứng thường gặp khi trẻ không dung nạp lactose là trẻ sơ sinh đau bụng, đau quặn bụng, chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy.
Dừng ngay việc cho trẻ dùng sữa hoặc bất kỳ sản phẩm nào khác từ sữa trong vài ngày và tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
Xem thêm: Triệu Chứng Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa và Cách Điều Trị
Viêm ruột thừa hiếm khi gặp ở trẻ sơ sinh nhưng không phải là không có. Ruột thừa là phần ruột thừa nằm ở bên phải của khoang bụng. Khi ruột bị viêm, nó sẽ sưng lên và gây đau.
Nguyên nhân gây viêm ruột thừa là do vi khuẩn xâm nhập vào ruột thừa do phân cứng hoặc những dị vật khác chèn ép và làm tăng áp lực trong ruột thừa, gây viêm và hoại tử ruột thừa.
Bé sẽ quấy khóc không ngừng vì đau bụng. Đôi khi bé sẽ có các triệu chứng khác như sốt, nôn mửa và tiêu chảy.
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là phương pháp duy nhất để điều trị và ngăn ruột thừa vỡ ra. Đây là tình trạng khá phổ biến nên cha mẹ không cần quá lo lắng.
Tùy vào từng nguyên nhân gây đau bụng mà sẽ có các cách chữa đau bụng cho trẻ sơ sinh khác nhau. Tuy nhiên, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để xoa dịu cơn đau bụng bất kỳ ở trẻ:
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu trẻ gặp các vấn đề sau:
Đau bụng ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng hiếm khi cơn đau là do những bệnh lý nguy hiểm hoặc nghiêm trọng. Hầu hết những cơn đau này đều có thể điều trị tại nhà hoặc tự khỏi sau một khoảng thời gian. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp giúp giảm đau bụng cho trẻ.