Trẻ kêu đau tai khiến bố mẹ lo lắng, đứng ngồi không yên. Đặc biệt là khi cơ quan này còn vô cùng nhạy cảm, nếu bị tổn thương sẽ rất khó kiểm soát. Do đó, việc xác định được nguyên nhân khiến trẻ đau tai là vô cùng quan trọng để phụ huynh có biện pháp xử lý kịp thời.
Trẻ kêu đau tai là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm mà bố mẹ không nên xem nhẹ. Vậy bé kêu đau tai là bệnh gì?
Viêm tai giữa là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất là ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ khi bị viêm tai giữa nếu không được điều trị triệt để sẽ gây nguy cơ suy giảm thính giác, thậm chỉ nặng hơn có thể dẫn tới tử vong do biến chứng xuất huyết não hoặc viêm màng não gây ra.
Tùy theo mức độ nguy hiểm của bệnh, viêm tai giữa ở trẻ được chia làm 2 cấp độ sau:
Ngoài triệu chứng đau nhức tai, trẻ bị viêm tai giữa còn có một số biểu hiện khác như:
Vì trẻ còn quá nhỏ, chưa thể nhận thức cũng như mô tả tình trạng cho bố mẹ hiểu nên triệu chứng viêm tai giữa thường không rõ ràng. Trẻ chỉ phản ứng lại với những biểu hiện thông thường như bỏ bú, quấy khóc, ngủ không ngon giấc.
Nhiễm trùng niêm mạc ống tai là tình trạng viêm nhiễm nang lông và tuyến bã nhờn ở ống tai ngoài. Theo các chuyên gia, phụ huynh có thói quen ngoáy tai cho bé bằng các dụng cụ cứng, chưa được vô trùng sẽ có thể làm tổn thương màng nhĩ, gây viêm nhiễm ống tai. Ngoài ra, bệnh có thể xảy ra ở những trẻ để nước ứ đọng trong tai khi tắm hoặc đi bơi. Khi khô lại, chúng sẽ tạo thành mảng vảy, bám vào màng nhĩ, ống tai và gây bít tắc. Điều này khiến trẻ bị ù tai, giảm khả năng nghe.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn, triệu chứng của bệnh sẽ khác nhau:
Trẻ có cảm giác ngứa sâu trong tai kèm theo hiện tượng sưng rất khó chịu
Xuất hiện dịch trong tai hoặc ngoáy tăm bông thấy dịch màu nâu vàng
Trong số hơn 200 loại virus gây cảm lạnh, rhinovirus là thủ phạm chính.
Trong ngày đầu khi trẻ bị cảm lạnh, trẻ sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi, không còn sức lực, kèm theo đó là các hiện tượng như ho, sổ mũi, đau họng,... Thời gian sau, khi dịch nhầy cô đặc lại, bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Thông thường, cảm lạnh sẽ khỏi sau khoảng 5 - 7 ngày nghỉ ngơi và chăm sóc. Tuy nhiên, nếu bệnh không thuyên giảm, trẻ sẽ gặp phải một số triệu chứng nặng như:
Đặc biệt, trẻ có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Một trong những biến chứng cảm lạnh gây đau tai ở trẻ đó là viêm tai.
Bị cảm lạnh bé kêu đau tai có thể là do chất dịch bị ứ đọng sau màng nhĩ. Khi vi khuẩn sinh sôi và phát triển quá mức trong chất dịch này sẽ gây ra tình trạng viêm tai, khiến bé bị đau dữ dội hơn.
Nếu trẻ bị đau tai ở mức độ nhẹ, không liên tục thì có thể chưa bị viêm. Trường hợp đau nặng, cơn đau kéo dài, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tai - Mũi - Họng có mối liên hệ mật thiết với nhau, do đó khi một bộ phận bị tổn thương sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan còn lại.
Đau họng, đau răng, viêm amidan tuy là những hiện tượng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu phụ huynh xem nhẹ, bệnh sẽ có nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng đến chất lượng sống và sức khỏe của trẻ nhỏ. Đặc biệt, khi trẻ bị đau họng, đau răng hoặc viêm amidan kêu đau tai, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
Trẻ bị chấn thương ống tai là do bị vật nhọn chọc vào tai. Trường hợp này sẽ có 3 tình huống sau:
Cả 3 trường hợp đều rất nghiêm trọng, trẻ sẽ bị đau tai, nhức tai, ù tai, thậm chí là chảy máu gây suy giảm thính lực cần được điều trị ngay lập tức.
Thông thường, trong tai sẽ có ráy tai. Đây là tế bào biểu bì đóng vai trò như một “người bảo vệ” tai khỏi sự xâm nhập của sinh vật, dị vật, bụi bẩn,...
Ráy tai có thể ướt, khô hoặc cứng. Ngoài việc chăm sóc, vệ sinh cá nhân, các mẹ không quên nhiệm vụ lấy ráy tai cho bé thường xuyên. Bởi nếu không lấy thường xuyên, ráy tai sẽ trở nên khô cứng, gây bít tắc ống tai khiến trẻ bị ù tai, giảm khả năng nghe.
Một số trẻ lại có ráy tai nhiều hơn bình thường, gây phát sinh ra những vấn đề như ngứa, khó chịu, nghe cảm, ù tai, thậm chí nặng có thể chảy dịch, đau tai,..
Lúc này, nếu mẹ vệ sinh tai cho bé để loại bỏ ráy tai thì cần phải cẩn trọng. Nếu không sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến ống tai, thậm chí là màng nhĩ.
Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm hiện tượng đau tai ở trẻ vào ban đêm, cho trẻ có giấc ngủ ngon hơn:
Không phải mọi trường hợp bé kêu đau tai cũng cần sự trợ giúp từ bác sĩ. Tuy nhiên, phụ huynh nên đưa bé tới bệnh viện khi con có một số biểu hiện bất thường sau:
Trẻ kêu đau tai là hiện tượng vô cùng nguy hiểm mà bố mẹ không nên coi nhẹ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà khiến bé ngủ không ngon giấc, quấy khóc liên tục làm cả nhà vì lo lắng cho con mà đứng ngồi không yên. Khi phát hiện con bị đau tai, bố mẹ có thể nghĩ tới những tình huống trên. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp trẻ đau tai đều là do nhiễm trùng gây nên. Do đó, không nhất thiết mẹ phải cho bé dùng thuốc kháng sinh. Để biết chính xác tình trạng của bé, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị nhé!