Viêm tai giữa là một trong những bệnh viêm đường hô hấp trên hay gặp ở trẻ nhỏ. Để góp phần tích cực trong điều trị viêm tai giữa, cha mẹ cần lưu ý chế độ dinh dưỡng của con, giúp con mau phục hồi. Vậy trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì và kiêng ăn gì? Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Khi trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan bởi đây là một trong những bệnh nguy hiểm nhất ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Viêm tai giữa thường xuất hiện sau nhiễm trùng đường hô hấp do virus, chẳng hạn như cảm lạnh, cảm cúm. Khi đó, chất lỏng có thể tích tụ trong tai giữa, cùng với sự phát triển của vi khuẩn gây viêm tai giữa.
Áp lực tăng lên làm cho màng nhĩ căng phồng, dẫn đến các triệu chứng điển hình là đau và quấy khóc ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng là thủng màng nhĩ, thậm chí có thể lan vào xương, ăn lên não và màng não. Chính vì vậy, bên cạnh việc tuân thủ điều trị viêm tai giữa thì cha mẹ cũng cần phải biết trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì và kiêng ăn gì để chăm sóc con sao cho đúng.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự bình phục của trẻ viêm tai giữa. Cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho con để tăng sức đề kháng. Dưới đây là một số nhóm thực phẩm có lợi cho trẻ bị viêm tai giữa.
Với bé sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên tiếp tục cho bé bú sữa và tăng cữ bú. Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng thể, tăng sức đề kháng và giúp bé nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên cần lưu ý tránh để sữa mẹ chảy vào trong tai của trẻ vì có thể khiến nhiễm trùng nặng hơn.
Thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất là những món không thể thiếu trong khẩu phần ăn của trẻ viêm tai giữa. Cha mẹ nên bổ sung nhiều loại rau xanh và trái cây chứa vitamin C vì vitamin này có tác dụng tăng cường sức đề kháng rất tốt, một số loại phải kể đến như cải xoăn, bông cải xanh, đu đủ, việt quất, cam quýt,… Ngoài ra, thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, gan bò, cà tím,… cũng góp phần làm giảm tình trạng viêm tai giữa ở trẻ nhờ tính chống oxy hóa. Ngoài ra, cha mẹ nên dùng dầu thực vật để chế biến các món ăn cho bé vì chúng chứa nhiều vitamin E, vitamin D có lợi cho sức khỏe.
Trẻ bị viêm tai giữa nên ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ cho cơ thể vì chất xơ cũng có tác dụng ngăn ngừa hậu quả ù tai, nhất là ở trẻ có tiền sử thiếu máu. Mẹ nên thêm vào thực đơn một số loại rau như rau muống, rau dền,…
Những thực phẩm giàu Omega 3 và Iod có lợi cho sự phục hồi của bệnh viêm tai giữa. Một số loại mẹ có thể thêm vào chế độ ăn của con như cá biển, rong biển, một số động vật thân mềm như hàu, sò,…
Kẽm không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của trẻ mà giúp tăng cường miễn dịch, đẩy nhanh sự hồi phục cơ thể. Một số thực phẩm giàu kẽm mẹ nên cho trẻ bị viêm tai giữa ăn như thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng, sữa, động vật có vỏ, các loại đậu, hạt,…
Dưới đây là một số loại thực phẩm mà trẻ bị viêm tai giữa cần tránh để sớm khỏi bệnh, cha mẹ cùng tham khảo.
Cha mẹ cần tránh các món ăn cay nóng chứa nhiều ớt, tiêu,… trong thực đơn của trẻ bị viêm tai giữa. Bởi các món ăn này có thể khiến trẻ bị ù tai, thậm chí đau nhức tai, nghe không rõ. Ngoài ra, chúng còn không tốt với hệ tiêu hóa của trẻ, gây tình trạng nóng trong và khó chịu. Do đó, bạn nên cho con ăn nhạt khi đang bị viêm tai giữa.
Bánh ngọt, kẹo, mứt,… thường là các món khoái khẩu của bé. Tuy nhiên, khi trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ cần hạn chế cho bé tiêu thụ các thực phẩm này. Nguyên nhân là do lượng đường huyết trong cơ thể tăng sẽ khiến tai sản sinh nhiều chất nhầy hơn, làm cản trở khả năng nghe và khiến bệnh lâu khỏi.
Đa số trẻ nhỏ đều rất hứng thú với các món chiên xào, nhất là đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán,… Tuy nhiên, các món này không tốt cho sức khỏe của bé, nhất là những trẻ bị viêm tai giữa. Bởi các món ăn nhiều dầu mỡ có thể làm tăng các triệu chứng sưng viêm và đau đớn. Do đó, bạn cần hạn chế các món ăn này trong thực đơn của trẻ viêm tai giữa. Nếu có chế biến thì nên sử dụng dầu thực vật để thay thế cho mỡ động vật.
Trẻ bị viêm tai giữa thường kèm theo viêm amidan, viêm họng. Do vậy, các món cứng, khó nuốt có thể làm tổn thương niêm mạc họng, ảnh hưởng đến sự hồi phục viêm tai giữa. Bên cạnh đó, khi ăn các món ăn này, các khớp hàm phải hoạt động liên tục càng làm cho trẻ bị đau tai. Tình trạng này kéo dài có thể chuyển sang viêm tai giữa mạn tính, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Khi trẻ bị viêm tai giữa, cha mẹ nên hạn chế các món ăn dễ gây dị ứng như sữa bò, tôm, cua, các loại hải sản khác,… Những thực phẩm này có thể làm kích ứng niêm mạc họng khiến trẻ ho nhiều, đau nhức tai và lâu khỏi bệnh hơn.
Cha mẹ cần tránh các món ăn từ gạo nếp khi bé bị viêm tai giữa như xôi, bánh nếp, bánh khúc, nếp cẩm,… Các món ăn này có thể kích thích sự tạo mủ, làm cho tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn, gây bít tai và suy giảm thính lực ở trẻ.
Ăn thực phẩm lạnh, uống nước đá trong quá trình điều trị viêm tai giữa có thể khiến tình trạng sưng viêm nặng hơn, trẻ dễ bị ho, ù tai, đau nhức tai và tăng nguy cơ biến chứng.
Ngoài việc đưa ra đáp án cho câu hỏi trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì và kiêng ăn gì, bài viết cũng xin đưa ra một số lời khuyên cho cha mẹ trong việc chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa:
Viêm tai giữa có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Do đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý trong việc chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu đúng trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì và kiêng ăn gì và có những lựa chọn phù hợp cho bé.