Viêm tai giữa rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Có tới ¼ trẻ em dưới 1 tuổi từng bị ít nhất một lần viêm tai giữa. Viêm tai giữa có thể gây đau tai và khó chịu cho bé, nếu không điều trị sớm có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm. Fitobimbi sẽ cung cấp các thông tin hữu ích về viêm tai giữa ở trẻ nhỏ cho cha mẹ.
Tai có ba phần chính: tai ngoài, tai giữa và tai trong
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng ở khu vực tai giữa. Nguyên nhân gây viêm tai giữa thường do vi khuẩn hoặc virus, Tuy nhiên phần lớn nguyên nhân là do các vi khuẩn khu trú sẵn trong mũi và họng của trẻ, thường xảy ra sau một đợt cảm lạnh, viêm họng hoặc một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.
Viêm tai giữa chủ yếu xảy ra ở trẻ em, hơn 80% trẻ bị ít nhất một đợt viêm tai giữa cho đến khi trẻ được 3 tuổi.
Trong một nghiên cứu về viêm tai giữa ở trẻ tại Cần Thơ cho thấy, tỷ lệ trẻ viêm tai giữa ở bé trai nhiều hơn bé gái, cao nhất ở độ tuổi trẻ lên 3, thường gặp phải ở những trẻ có tiền sử viêm tai giữa và viêm đường hô hấp trên.
Viêm tai giữa ở trẻ được chia làm 3 loại:
Viêm tai giữa thường xảy ra ở trẻ em từ 6 đến 18 tháng tuổi, nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 4 tuổi.
Trẻ lớn ít có nguy cơ bị viêm tai giữa hơn do ít bị cảm lạnh hơn. Ngoài ra ống thính giác sẽ lớn hơn khi trẻ lớn lên, điều đó có nghĩa là ống thính giác sẽ khó bị tắc nghẽn khi bị viêm, dịch cũng sẽ ít có khả năng bị mắc kẹt trong tai giữa, dẫn đến giảm khả năng mắc viêm tai giữa.
Viêm tai giữa rất dễ tái phát, nguy cơ tái phát viêm tai giữa ở trẻ sẽ tăng lên ở những trẻ:
Viêm tai giữa thường tiến triển sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp do virus, ví dụ như cảm lạnh hoặc cúm. Những bệnh lý nhiễm trùng này gây sưng màng nhầy của mũi và cổ họng, làm giảm khả năng bảo vệ của cơ thể, gây tăng số lượng vi khuẩn trong mũi. Nhiễm trùng đường hô hấp do virus cũng làm suy giảm chức năng của ống Eustachian (ống thính giác). Ống thính giác có vai trò quan trọng giúp duy trì áp suất trong tai. Do đó, khi chức năng ống thính giác bị suy giảm sẽ làm thay đổi áp suất trong tai giữa (như khi đi máy bay). Chất lỏng (được gọi là tràn dịch) có thể hình thành trong tai giữa, kết hợp với vi khuẩn và virus gây viêm.
Áp lực tăng lên làm cho màng nhĩ căng phồng, dẫn đến trẻ bị đau tai, quấy khóc hoặc nặng hơn có thể bị vỡ dẫn đến chảy dịch trong ống tai.
Dưới đây là một số lý do khiến ống Eustachian có thể không hoạt động bình thường:
Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ sẽ có sự khác biệt giữa trẻ sơ sinh và trẻ lớn hơn. Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng viêm tai giữa thường không đặc hiệu và có nhiều điểm khác so với trẻ lớn. Nhiều triệu chứng của viêm tai giữa có thể do một số nhiễm trùng đường hô hấp khác do virus đồng thời gây ra.
Trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa thường có biểu hiện như:
Ở trẻ lớn hơn sẽ có những dấu hiệu viêm tai giữa như:
Nếu mẹ nghi ngờ bé nhà mình đang mắc viêm tai giữa, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
Tại đây, các bác sĩ sẽ khám tổng quát và hỏi về tiền sử bệnh lý của con xem con đã từng mắc viêm tai giữa chưa, có đang mắc bệnh về đường hô hấp gì không. Sau đó sẽ kiếm tra tai ngoài và màng nhĩ bằng kính soi tai. Kính soi tai là một dụng cụ phát sáng cho phép bác sĩ quan sát bên trong tai. Tại đây, các bác sĩ sẽ thổi một luồng không khí vào tai bằng một ống soi tai khác để kiểm tra chuyển động của màng nhĩ. Nếu màng nhĩ không di chuyển, thì rất có thể là dịch tai đã tích tụ phía sau màng nhĩ. Khi viêm tai giữa liên tục tái phát hoặc dịch tai tích tụ lâu ngày có thể gây ra các vấn đề về thính giác, khi đó các bác sĩ sẽ kiểm tra thính lực của trẻ.
Điều trị viêm tai giữa cho trẻ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Các biện pháp điều trị viêm tai giữa ở trẻ:
Thuốc kháng sinh thường được chỉ định cho trẻ dưới 2 tuổi, hoặc những trẻ bị viêm tai giữa sốt cao, nhiễm trùng ở cả hai tai. Trẻ trên 2 tuổi và có các triệu chứng nhẹ có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc chỉ cần theo dõi xem tình trạng có tự cải thiện hay không.
Thuốc kháng sinh có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, phát ban, đồng thời lạm dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn tới kháng thuốc. Do đó cha mẹ không nên tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt như Ibuprofen, Paracetamol để giảm khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, khi sử dụng, cần phải dùng với liều lượng chính xác theo cân nặng của trẻ.
Trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên theo dõi cho trẻ tại nhà trước khi dùng kháng sinh. Trẻ sẽ được theo dõi tại nhà trong các trường hợp sau:
Các biện pháp chăm sóc cho trẻ tại nhà bao gồm:
Trẻ theo dõi tại nhà nên được khám lại sau 24 giờ theo dõi, nếu cơn đau hoặc cơn sốt vẫn tiếp tục và trở nên nghiêm trọng hơn, khi đó trẻ sẽ được chỉ định dùng kháng sinh.
Chườm ấm cho trẻ để trẻ nhanh hạ sốt, chườm ấm lên tai để giảm đau cho trẻ. Ngoài ra cần cho trẻ mặc quần áo mỏng, nhẹ và thoáng mát.
Một trong những biến chứng thường gặp khi bị viêm tai giữa là thủng màng nhĩ. Màng nhĩ có thể bị vỡ khi dịch trong tai quá nhiều gây tràn và đè lên màng, làm giảm lưu lượng máu và khiến mô yếu đi. Trẻ sẽ không cảm thấy đau khi màng nhĩ vị thủng, thậm chí trẻ còn cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn do áp lực được giải phóng. Tuy nhiên, màng nhĩ có thể tự lành nhanh trong vòng vài giờ đến vài ngày.
Dịch tràn trong tai có thể tồn tại từ vài tuần đến vài tháng sau khi hết đau do viêm tai giữa. Tràn dịch gây khó nghe tạm thời ở trẻ, và cản trở việc nghe, nói và học hành của trẻ.
Không thể ngăn ngừa hoàn toàn được viêm tai giữa, tuy nhiên cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp để giảm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ:
Thông thường, viêm tai giữa không biến chứng sẽ tự khỏi sau 4 đến 7 ngày mà không cần dùng đến kháng sinh.
Không nhất thiết phải điều trị bằng kháng sinh, nhưng có thể cho bé dùng vì nó có các lợi ích như:
Hầu hết các trường hợp viêm tai giữa có thể tự khỏi trong vài ngày, tuy nhiên hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu bé có các biểu hiện sau:
Viêm tai giữa là bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy bệnh có thể tự khỏi nhưng cha mẹ vẫn nên quan sát, theo dõi và đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm hơn. Ngoài ra, hãy thực hiện những biện pháp phòng ngừa và tăng cường sức đề kháng để hạn chế tái phát viêm tai giữa ở trẻ nhỏ cha mẹ nhé.