Gần đây, tỷ lệ trẻ bị viêm ruột ngày càng gia tăng và nhỏ hóa về độ tuổi. Bệnh viêm ruột có thể gây ra các triệu chứng đau đớn và khó chịu cho trẻ như đau bụng, tiêu chảy, chảy máu trực tràng, sụt cân… Nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm hơn như tắc ruột, thậm chí ung thư đại tràng. Vậy viêm ruột ở trẻ em nguyên nhân do đâu, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào?
Bệnh viêm ruột (tên tiếng anh là Inflammatory Bowel Disease, viết tắt là IBD) là tình trạng viêm hoặc tổn thương ở đường tiêu hóa. Đây là một thuật ngữ dùng để chỉ hai bệnh: bệnh Crohn và bệnh viêm loét đại tràng. Các bệnh này không có khả năng lây nhiễm. Hầu hết IBD được chẩn đoán trước 30 tuổi và ngày càng trở thành một bệnh mãn tính ở độ tuổi trẻ em và thanh thiếu niên.
Bệnh viêm ruột đôi khi bị nhầm lẫn với hội chứng ruột kích thích (IBS). Một số triệu chứng của hội chứng ruột kích thích và viêm ruột trùng lặp nhau, nhưng IBS không gây viêm hoặc tổn thương ruột, vì thế cách điều trị của hai bệnh lý này cũng hoàn toàn khác nhau.
Sự khác nhau giữa bệnh Crohn và viêm loét đại tràng là gì?
Bệnh viêm ruột, bao gồm cả bệnh Crohn và viêm loét đại tràng đều có thể tồn tại trong nhiều năm và tái phát nhiều lần.
Mặc dù nguyên nhân chính xác khiến trẻ bị viêm ruột vẫn chưa được xác định, nhưng dưới đây là một số yếu tố được cho là có liên quan đến cả bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn ở trẻ:
Khi bé bị viêm ruột, thì những triệu chứng của viêm loét đại tràng và bệnh Crohn có nhiều triệu chứng giống nhau, bao gồm:
Mặc dù một số triệu chứng có thể tương tự như một số bệnh lý khác liên quan đến đường tiêu hóa, nhưng bệnh viêm ruột là một tình trạng mãn tính, kéo dài, không tự khỏi sau vài ngày. Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn đều có những thời điểm mà các triệu chứng có thể biến mất hoặc thuyên giảm. Ngược lại, cả hai bệnh đều có những thời điểm mà khi đó các triệu chứng bùng phát nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hay không tùy thuộc vào tình trạng của mỗi trẻ.
Bước đầu tiên trong điều trị viêm ruột ở trẻ là tìm hiểu xem bé bị bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng. Để làm được điều đó, các bác sĩ sẽ hỏi thăm tiền sử bệnh và thực hiện khám sức khỏe cho bé. Sau đó, các bác sĩ sẽ cho bé thực hiện một số xét nghiệm cần thiết cho việc chẩn đoán như:
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám khi có các dấu hiệu đầu tiên của các biến chứng có thể nghiêm trọng. Trẻ bị viêm ruột có thể bị sụt cân vì không nạp đủ calo, nguyên nhân có thể do:
Ngoài ra còn có các biến chứng tiêu hóa có liên quan đến viêm ruột bao gồm:
Các biến chứng không liên quan đến đường tiêu hóa có thể bao gồm:
Những biến chứng này có thể do viêm ruột gây ra hoặc do tác dụng phụ của một số thuốc mà bé sử dụng, hoặc do một tình trạng khác không liên quan. Vì thế, nhận biết và điều trị sớm là vô cùng quan trọng đối với trẻ.
Viêm ruột là một bệnh mãn tính và không có biện pháp điều trị dứt điểm. Khi đó mục tiêu cuối cùng của việc điều trị đó là:
Một số loại thuốc duy trì giúp điều trị viêm ruột ở trẻ và ngăn ngừa bùng phát. Có 3 loại thuốc chính dành cho trẻ bị viêm ruột:
Các bác sĩ cũng có thể kê các loại thuốc chống viêm steroid giúp giảm viêm khi bệnh bùng phát và giảm tiêu chảy, chảy máu trực tràng, sốt và đau ở cả hai dạng của viêm ruột. Thuốc steroid cũng có thể làm giảm các triệu chứng toàn thân như đau khớp, tổn thương da và mắt ở một số trẻ. Thông thường, các loại thuốc này sẽ được sử dụng trong giai đoạn bùng phát các triệu chứng trong khi các bác sĩ đang tìm kiếm loại thuốc duy trì thích hợp cho bé. Có nhiều loại thuốc steroid khác nhau:
Thuốc kháng sinh đôi khi cũng được sử dụng để điều trị nhiễm trùng, lỗ rò và áp xe. Thuốc cũng có thể được sử dụng cùng với các loại thuốc khác cho bệnh Crohn. Hai loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất là metronidazole và ciprofloxacin.
Khi việc điều trị viêm ruột cho trẻ bằng thuốc nhưng trẻ không đáp ứng hoặc ngừng đáp ứng với thuốc thì lúc đó các bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định cho trẻ phẫu thuật.
Trong bệnh Crohn, một thủ thuật giúp cắt bỏ một phần của ruột có thể được các bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, với bệnh Crohn, phẫu thuật hiếm khi có thể chữa khỏi hoàn toàn vì tình trạng viêm có thể tái phát ở các vị trí khác trên khắp đường tiêu hóa. Mục tiêu của việc phẫu thuật là giúp cho trẻ cảm thấy khỏe mạnh hơn, giảm thiểu tổn thương cho ruột hoặc cắt bỏ một đoạn ruột bị tổn thương nghiêm trọng để thuốc có thể hoạt động hiệu quả hơn.
Một tỷ lệ rất nhỏ trẻ em bị viêm loét đại tràng không đáp ứng với thuốc có thể điều trị bằng cách phẫu thuật, điều này có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng và chất lượng cuộc sống. Phẫu thuật này sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ phần ruột già và sau đó sửa đổi ruột non để tạo ra một trực tràng mới.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh viêm ruột. Bởi vì, một là chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp trẻ phát triển và tăng cường hệ miễn dịch, hai là một số loại thực phẩm được biết là có thể gây ra các triệu chứng của viêm ruột và làm bùng phát các triệu chứng.
Với những trẻ bị viêm ruột thì cần có một chế độ ăn uống lành mạnh: một chế độ ăn uống cân bằng có nhiều protein, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm tươi như thịt, cá, gia cầm, các sản phẩm từ sữa (trừ những bé không dung nạp lactose), bánh mì, ngũ cốc, trái cây và rau quả, các chất béo lành mạnh như dầu oliu và dầu hạt cải.
Một số loại thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng viêm ruột. Khi đó cha mẹ cần tránh cho bé ăn những thực phẩm này, ví dụ như:
Ngay cả khi trẻ đã có một thói quen ăn uống tốt thì trẻ bị viêm ruột đôi khi vẫn không thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng trưởng và phát triển. Nguyên nhân là do tình trạng viêm ruột có thể làm cản trở quá trình tiêu hóa. Khi đó, trong trường hợp này, các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng sẽ cho bé bổ sung một số loại vitamin tổng hợp hàng ngày hoặc những chất bổ sung dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Viêm ruột là một bệnh mãn tính. Nó có thể đến và đi vào những thời điểm khác nhau trong cuộc đời của trẻ. Trẻ có thể gặp các vấn đề về thể chất, tình cảm, gia đình và xã hội do hậu quả của bệnh. Điều quan trọng nhất là phải theo dõi thật chặt chẽ và thường xuyên thăm khám định kỳ để có thể quản lý và điều trị bệnh lý này. Khi đó các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của bé thường xuyên về:
Điều quan trọng hơn nữa đó là cha mẹ nên duy trì chế độ ăn lành mạnh cho trẻ và tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao thể chất và sức đề kháng.
Trên đây là toàn bộ những kiến thức về viêm ruột ở trẻ em. Hy vọng những kiến thức trên đây có thể giúp ích cho cha mẹ trong việc nhận biết sự nguy hiểm của bệnh cũng như cách nhận biết sớm dấu hiệu viêm ruột ở trẻ và cách điều trị. Đừng chủ quan, hãy đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường ở trẻ, cha mẹ nhé.