Hỏi: Chào bác sĩ! Bé đầu nhà tôi được 5 tuổi, cháu thường xuyên bị táo bón. Tôi đã cố gắng bổ sung rau vào bữa ăn hàng ngày cho cháu, thậm chí còn sử dụng nhiều loại thực phẩm chức năng hỗ trợ táo bón cho cháu mà không ăn thua? Cháu bị táo bón từ năm 3 tuổi đến nay, cứ hết táo được một thời gian là cháu lại bị táo lại. Xin hỏi bác sĩ trẻ bị táo bón nặng phải làm sao để điều trị dứt điểm? Cảm ơn bác sĩ! (Đào Thị Nga-Ninh Bình)
Đáp:
Bạn Nga thân mến!
Theo những gì bạn chia sẻ thì bé nhà bạn hiện đang gặp tình trạng táo bón lâu năm. Nếu tình trạng táo bón kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Bạn có thể nhận biết dấu hiệu khi trẻ bị táo bón nặng bằng những biểu hiện dưới đây:
Để điều trị dứt điểm tình trạng bé bị táo bón nặng bạn cần kiên trì cùng trẻ vượt qua giai đoạn này. Chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón lâu ngày sau đây, hy vọng sẽ giúp ích được bạn trong quá trình chăm sóc bé yêu.
Trẻ em cũng như người lớn cần được cung cấp đủ lượng nước vào cơ thể. Mỗi khi thức dậy bạn hãy tập cho bé thói quen uống một cốc nước ấm. Không chỉ có tác dụng trong việc làm mềm phân, rửa trôi chất thải trong cơ thể trẻ mà nước ấm còn giúp hạn chế táo bón cho trẻ một cách hiệu quả.
Một trong những cách cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ đó chính là bổ sung chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày cho trẻ. Chất xơ có vai trò rất quan trọng trong quá trình giúp làm mềm phân, để trẻ có thể dễ dàng tống phân ra bên ngoài. Một số loại rau bạn có thể cho trẻ ăn như: mồng tơi, rau đay, khoai lang, đu đủ, cam….giúp nhuận tràng, giảm táo bón hiệu quả.
Việc hình thành thói quen đi vệ sinh ở trẻ là rất quan trọng. Việc cho trẻ đi đại tiện vào một giờ nhất định giúp trẻ tập trung, hình thành thói quen phản xạ tự nhiên. Từ đó, trẻ dễ dàng đi vệ sinh hơn và cải thiện tình trạng táo bón dễ dàng hơn.
Phương pháp trị táo bón này không còn xa lạ với các mẹ có con nhỏ. Bạn có thể mát-xa bụng cho trẻ bị táo bón bằng cách áp lòng bàn tay vào rốn và xoa theo chiều kim đồng hồ, rồi xoa từ phải sang trái và dọc theo khung đại tràng. Cách này giúp trẻ giảm bớt tình trạng đầy hơi, giúp bé thoải mái và hỗ trợ điều trị táo bón nhanh chóng.
Để quá trình điều trị trẻ bị táo bón nặng bạn cần khuyến khích trẻ vận động. Bởi khi vận động ruột của trẻ có cơ hội được chuyển động, giúp giảm táo bón. Mỗi ngày bạn nên cho trẻ vui chơi từ 30 đến 60 phút/ ngày nhé!
Khi trẻ bị táo bón đồng nghĩa với việc trẻ đang bị mất cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Lúc này, lợi khuẩn có thể giúp trẻ lấy lại sự cân bằng đó. Chính vì vậy, bạn có thể bổ sung lợi khuẩn cho trẻ từ sữa chua, men vi sinh… để giúp trẻ giảm tình trạng táo bón.
Có một số trường hợp trẻ không dung nạp đường lactose có thể gây nên tình trạng táo bón. Do vậy, lúc này bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ về loại sữa bạn đang cho bé sử dụng, lựa chọn loại sữa khác phù hợp với trẻ hơn. Đồng thời, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học cho trẻ để xem các triệu chứng táo bón ở trẻ có được cải thiện không.
Một số thuốc làm mềm tương đối an toàn với trẻ. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ sử dụng bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp cũng như cách sử dụng để mang lại hiệu quả cao hơn, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Tóm lại, việc trẻ bị táo bón nặng bạn cần kiên trì cùng bé vượt qua. Tránh tình trạng bỏ dở giữa chừng những phương pháp trên sẽ không mang lại kết quả như mong muốn. Đồng thời, khiến chứng táo bón càng thêm nặng, thậm chí trở thành mãn tính, khó điều trị. Khi thấy trẻ bị táo bón kéo dài gồm những triệu chứng đi kèm như biếng ăn, mệt mỏi, xanh xao… lúc này bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để trẻ được bác sĩ thăm khám cũng như tìm ra phương pháp điều trị kịp thời.