Nội dung chính

Trẻ thiếu kẽm nên ăn gì? 15 thực phẩm “vàng” cho mẹ

Kẽm là vi chất quan trọng cho các hoạt động sinh lý và tổng hợp hợp các dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Mẹ có thể lựa chọn những thực phẩm giàu kẽm cho bé để bổ sung nguyên tố này hàng ngày.

Xem thêm: Có nên cho trẻ uống kẽm vào buổi tối hay không?

Trẻ thiếu kẽm nên ăn gì?

Để dự phòng tình trạng thiếu kẽm cho trẻ thì cách đơn giản nhất mẹ có thể thực hiện là bổ sung những loại thực phẩm giàu kẽm vào các bữa ăn hàng ngày. Vậy trẻ thiếu kẽm nên ăn gì? Mẹ hãy tham khảo 15 thức ăn chứa nhiều kẽm cho trẻ dưới đây:

1. Hàu

Đây là loại thực phẩm chức hàm lượng kẽm rất cao nhưng lại ít calo. Trung bình cứ 6 con hàu lại chứa khoảng 30mg kẽm. Ngoài ra thực phẩm này còn có một lượng lớn protein, chất béo, magie tốt cho hệ miễn dịch và thị lực của bé. Tuy nhiên do hàm lượng dinh dưỡng cao nên hàu thường được khuyên dùng cho trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên.

Mẹ có thể nấu cháo từ thịt hàu hoặc nướng phô mai. Khi sử dụng thực phẩm này nên tăng cường rau xanh để bé hấp thụ tốt hơn.

Thịt hàu chứa hàm lượng kẽm cao
Thịt hàu chứa hàm lượng kẽm cao

2. Thịt bò

Cứ 100g thịt bò sẽ chứa khoảng 5mg kẽm, tương đương với khoảng 45% lượng kẽm cơ thể cần mỗi ngày. Đây là nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho thực đơn mỗi ngày của bé. Bởi ngoài kẽm, thịt bò còn chứa một lượng lớn khoáng chất như kali, magie, sắt, vitamin, Protein cần thiết cho sự phát triển của bé.

Mẹ có thể sử dụng thịt bò để nấu cháo, hầm với cà rốt hoặc xào hành tây. Mỗi tuần lên cho bé sử dụng 1 lần để đạt được kết quả tốt nhất.

3. Hạt ngũ cốc

Các loại hạt ngũ cốc đều chứa hàm lượng kẽm cao bên trong, đây là nguồn cung cấp kẽm cho cơ thể. Trung bình cứ 100g ngũ cốc sẽ chứa khoảng 52mg kẽm. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý chọn các loại ngũ cốc có lượng đường thấp để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.

Nên cho bé ăn ngũ cốc vào bữa sáng hoặc bữa phụ trong ngày. Một tuần bé nên sử dụng từ 2-3 lần để đạt được kết quả tốt nhất.

4. Nấm

Đây cũng là một loại thực phẩm giàu kẽm. Cứ 100g nấm lại chứa khoảng 1,4mg kẽm. Ngoài ra thực phẩm này cũng rất giàu selen, protein, chất xơ, vitamin, canxi và nhiều khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Do đó trong thực đơn hàng ngày mẹ nên thêm nấm vào các món ăn của bé.

Hiện chưa vấn có bất cứ khuyến cáo nào về việc trẻ không được ăn nấm. Nhưng để đảm bảo an toàn từ tháng từ 10 trở đi mẹ hãy cho con sử dụng thực phẩm này.

Nấm là nguồn thức ăn bổ sung kẽm dồi dào 
Nấm là nguồn thức ăn bổ sung kẽm dồi dào

5. Yến mạch

Trung bình một khẩu phần 156g yến mạch sẽ cung cấp một lượng tương 6,2mg kẽm, bằng khoảng 41% hàm lượng kẽm cần thiết trong ngày. Trong yến mạch còn chứa β-Glucan là một chất xơ giúp điều chỉnh lượng cholesterol và kích thích các vi khuẩn đường ruột có lợi phát triển.

Dù rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn quá nhiều yến mạch bé có thể bị đầy hơn, tiêu chảy, đau bụng,… Do đó mỗi tuần mẹ chỉ nên cho con sử dụng từ 3-4 lần, nên dùng vào bữa phụ để đạt được kết quả tốt nhất.

6. Mầm lúa mì

Đây là một trong những thực phẩm giàu kẽm nhất từ thiên nhiên. Trung bình cứ 100 gram mầm lúa mì lại chứa một lượng khoảng 17mg kẽm tương ứng với 111% lượng kẽm cơ thể cần nạp mỗi ngày. Ngoài ra thực phẩm này còn chứa rất nhiều vi chất tốt sức khỏe như Kali, vitamin A, C,…

Để sử dụng mầm lúa mì đạt kết quả tốt mẹ có thể cho bé sử dụng với ngũ cốc hoặc làm các món salad trộn đều được.

7. Hạt vừng

Với loại thực phẩm này, bạn có thể ăn sống hoặc nghiền thành bơ và thêm vào các món ăn. Cứ 100gr hạt vừng sẽ cung cấp khoảng 10mg kẽm. Ngoài ra các nhà khoa học còn tìm thấy một lượng lớn canxi, photpho, mangan, vitamin B3, B9,.. trong thực phẩm này.

Việc sử dụng vừng thường xuyên không những giúp bé tăng cường miễn dịch mà còn chống oxy hóa rất tốt. Tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều bởi chúng có thể gây ra các bệnh về tim mạch, tiêu hóa,…

8. Trái cây chứa kẽm

Loại trái cây số một cung cấp kẽm phải kể đến đó là quả lựu. Cứ 1 quả lựu cung cấp một lượng tương đương với 1mg kẽm. Ngoài ra, bơ và trái mâm xôi cũng là hai loại quả chứa nhiều kẽm. Một quả bơ chín chứa khoảng 1mg kẽm, 1 quả mâm xôi chứa khoảng 0,52mg kẽm. Mẹ có thể tận dụng các loại quả này để làm sinh tố, nước ép hoặc làm salad trộn đều được.

9. Socola đen

Cứ 100gr socola đen lại cung cấp khoảng 10mg kẽm. Mẹ có thể cho bé ăn socola đen để bổ sung kẽm nhưng cũng chỉ mỗi ngày 1 thanh thôi nhé.

Việc ăn quá nhiều socola có thể khiến bé gặp vấn đề về răng lợi do thực phẩm này chứa một lượng đường lớn. Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ không nên cho bé dùng socola đen vào buổi tối. Vì chúng có thể khiến bé khó ngủ, ngủ không sâu.

Socola đen mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe
Socola đen mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe

10. Hạt gai dầu

Theo các nghiên cứu thì cứ 100g hạt gai dầu lại chứa một lượng khoảng 10mg kẽm cho cơ thể. Ngoài ra, hạt gai dầu còn cung cấp một lượng lớn Vitamin E giúp chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào của cơ thể hiệu quả.

Mẹ có thể sử dụng sữa của hạt gai dầu để thêm vào cháo, nước ép hoặc sữa chua nhằm tăng hàm lượng giá trị dinh dưỡng.  Tuy nhiên ở nhiệt độ cao vi chất trong hạt gai dầu sẽ biến mất do đó chỉ nên sử dụng khi thức ăn đã nấu chín.

11. Hạt bí ngô

Đây là một loại thực phẩm giàu kẽm. Cứ 100mg hạt bí ngô chứa đến 11mg kẽm. Hạt bí ngô giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, phát triển hệ thống các tế bào thần kinh, giúp cải thiện giấc ngủ, điều tiết insulin ở người tiểu đường và cải thiện chức năng sinh lý.

Để sử dụng thực phẩm này cho bé, mẹ có thể xay nhuyễn rồi cho vào các món salad trộn, hoặc sử dụng để trang trí bánh nướng, thêm hạt bí ngô vào sinh tố hoặc một số loại nước sốt cũng rất tuyệt vời.

12. Trứng gà

Thực phẩm giàu kẽm cho bé ăn dặm thì không thể không nhắc đến trứng gà. Đặc biệt là trong lòng đỏ trứng gà, cứ 100mg lòng đỏ trứng lại cung cấp một lượng tương tương 2,5mg kẽm. Lòng đỏ trứng gà còn giúp bổ sung các dưỡng chất như vitamin A, C, D…

Để bé có thể hấp thụ lượng kẽm từ trứng gà mẹ nên tham khảo các cách chế biến như kho, luộc, cuộn, ốp la hoặc cháo trứng,…

13. Hạt hạnh nhân

Trong 31,1 g hạt hạnh nhân khô lại chứa 0,9mg kẽm. Ngoài ra, hạt hạnh nhân còn chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như Magie, Omega 3 và Vitamin E tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên theo các nghiên cứu khoa học, việc lạm dụng hạnh nhân quá mức có thể gây ra tác dụng phụ không móng muốn cho hệ tiêu hóa. Vì vậy mỗi ngày mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 10-15 hạt là đủ. Trường hợp các bé bị dị ứng với hạt mẹ cũng nên cân nhắc và thận trọng khi sử dụng thực phẩm này.

14. Thịt cừu

Đây là loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao tương đương với thịt bò, lợn hay gà. Cứ 100g thịt cừu lại cung cấp một lượng tương đương 8,7 mg kẽm. Ngoài ra chúng còn được biết đến là nguồn chứa protein, chất béo, vitamin, sắt  dồi dào.

Mẹ có thể sử dụng thịt cừu để nướng, xào xả, nấu cà ri, làm súp đều được.

Thịt cừu giúp bổ sung kẽm và protein cho cơ thể.
Thịt cừu giúp bổ sung kẽm và protein cho cơ thể.

15. Động vật có vỏ

Các loại động vật có vỏ chứa rất nhiều kẽm. Trung bình 100g cua chứa khoảng 7,6mg kẽm, đáp ứng khoảng 69% nhu cầu hàng ngày . Ngoài ra các loại động vật có vỏ khác như sò, hến, tôm cũng là nguồn kẽm dồi dào.

Ngoài kẽm, động vật có vỏ còn chứa một lượng lớn canxi, sắt, protein, chất đạm cần thiết cho bé phát triển. Mẹ chỉ cần lấy thịt sau đó nấu cháo, làm súp hoặc cho bé ăn không.

Gợi ý món ăn giàu kẽm cho trẻ cho trẻ biếng ăn

Với trẻ biếng ăn, việc bổ sung kẽm từ thực phẩm có thể sẽ gặp khó khăn. Bởi việc bắt con ăn theo ý mình là điều không tưởng. Vì vậy, với những bé này, Fitobimbi xin gợi ý mẹ những món ăn “giàu kẽm” bắt mắt dưới đây.

1. Cháo ngao đậu xanh

Ngao là hải sản giàu kẽm, kết hợp cùng với đậu xanh tạo nên món cháo ngọt thanh, thơm bùi.

  • Chỉ cần vo gạo và đậu xanh thật sạch rồi đem nấu cháo
  • Ngao đem luộc chín, lấy ruột rồi phi thơm cùng với hành
  • Đổ ngao vào cháo đã ninh, đun thêm 5-10 phút rồi cho bé dùng

2. Cháo thịt bò cải bó xôi

Sự kết hợp giữa thịt bò và cải bó xôi không chỉ giúp bé nhận đủ lượng kẽm cần dùng mà còn kích thích vị giác thèm ăn.

Cháo thịt bò nấu cải bó xôi bổ sung lượng kẽm dồi dào
Cháo thịt bò nấu cải bó xôi bổ sung lượng kẽm dồi dào
  • Mẹ chỉ cần xay nhuyễn thịt bò, sau đó xào qua
  • Cải bó xôi rửa sạch, xay nhuyễn
  • Đợi khi cháo chín thì cho thịt bò và cải bó xôi vào nồi
  • Đun thêm 5-10 phút rồi cho bé ăn

3. Súp gà bí đỏ

Một chén súp gà bí đỏ thơm ngon sẽ khiến bé khó lòng nào khước từ. Món ăn này chẳng nhưng giàu kẽm mà còn cung cấp lượng vitamin E, A dồi dào.

  • Gà luộc, lấy nước hầm cháo
  • Thịt đem xé nhỏ rồi xay
  • Bí đỏ làm sạch, hấp chín rồi tán thật mịn
  • Đợi khi cháo chín thì cho gà, bí vào nồi đun

Hi vọng qua bài viết này, mẹ đã biết được trẻ thiếu kẽm nên ăn gì để có thể bổ sung vi chất này thông qua các bữa ăn hàng ngày. Chúc các bé khỏe mạnh.

Tìm kiếm thêm: trẻ thiếu kẽm nên bổ sung gì,…

Chia sẻ bài viết này