Chắc hẳn cha mẹ đã nghe nhiều người nhắc đến cụm từ “rối loạn tiêu hóa”, nhưng các mẹ có biết rối loạn tiêu hóa không phải là một bệnh, mà đó là tên gọi chung cho một số loại bệnh lý thường gặp trên đường tiêu hóa ở trẻ nhỏ không? Để hiểu rõ hơn về những vấn về thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Rối loạn tiêu hóa là một tập hợp các vấn đề về sức khỏe của hệ tiêu hóa. Những rối loạn này có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Dưới đây là một số vấn đề thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa:
Nôn trớ là dấu hiệu thường thấy ở trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa dưới 1 tuổi. Đây là tình trạng sữa hoặc thức ăn và dịch từ dạ dày trào ngược qua miệng khi trẻ bú quá no hoặc trẻ gắng sức, nô đùa quá mức.
Trẻ trẻ sơ sinh có dạ dày tương đối nhỏ và nằm ngang, vì thế trẻ càng dễ bị nôn trớ nếu mẹ cho bé bú quá no hoặc cho bé bú sai tư thế.
Nếu trẻ nôn trớ quá nhiều không chỉ gây khó chịu cho trẻ mà cơ thể còn sẽ không hấp thụ đủ lượng dinh dưỡng cần có, dẫn tới chậm lớn và chậm tăng cân, kém phát triển về thể chất.
Đau bụng cũng là một trong những triệu chứng mà trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường gặp, cả trẻ nhỏ và trẻ lớn đều có thể gặp phải. Trẻ bị đau bụng do rối loạn tiêu hóa thường có nhiều kiểu đau khác nhau như đau âm ỉ, đau dữ dội hoặc đau quặn. Vị trí đau thường không đồng nhất, có thể là đau trên rốn, đau dưới rốn hoặc đau ở vùng hố chậu.
Đau bụng khiến trẻ đau đớn, mệt mỏi, cũng có thể khiến trẻ không muốn ăn. Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của trẻ, trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn, thậm chí suy dinh dưỡng.
Tham khảo thêm: Trẻ bị đau bụng buồn nồn phải làm sao?
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì đầy hơi, khó tiêu là triệu chứng mà trẻ thường gặp phải. Do hệ tiêu hóa của trẻ quá non nớt kèm theo bị tổn thương nên thông thường thức ăn ở trong dạ dày được tiêu hóa trong khoảng từ 3-5 giờ thì giờ đây trẻ cần nhiều thời gian hơn. Điều đó dẫn đến trẻ thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu và chướng bụng.
Cha mẹ có thể nhận biết dễ dàng các triệu chứng này ở trẻ bằng cách nhận thấy bé “xì hơi” nhiều hơn, sờ thấy bụng căng cứng.
Một biểu hiện khác cho thấy bé bị rối loạn tiêu hóa đó là táo bón. Trẻ bị táo bón thường 3-5 ngày mới đi cầu một lần, phân khô, cứng, to hoặc nhỏ như phân dê. Trẻ phải rặn nhiều khi đi cầu hoặc đôi khi trẻ mót đi ngoài nhưng không thể đi được.
Nếu để táo bón ở trẻ thành táo bón kéo dài thì tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí trẻ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như trĩ, sa trực tràng, chảy máu hậu môn, ung thư trực tràng…
Thông thường, trẻ bị táo bón do rối loạn tiêu hóa sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như đầy bụng, khó tiêu, biếng ăn, quấy khóc nhiều…
Tiêu chảy thường gặp ở những trẻ bị rối loạn tiêu hóa do vi khuẩn hoặc các loại ký sinh trùng khác gây ra. Trong trường hợp này, trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày (nhiều hơn 3 lần), phân lỏng, nhiều nước, trẻ thường kèm theo sốt cao, lả người hoặc nôn ói, đau bụng liên tục.
Tiêu chảy khiến trẻ mất nước, mất điện giải, nếu không bổ sung nước và điện giải kịp thời có thể gây suy kiệt, thậm chí là tử vong.
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến đầy bụng, khó tiêu, trẻ sẽ luôn cảm thấy không muốn ăn thêm gì nữa. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ biếng ăn, lười ăn, chậm tăng cân.
Đi ngoài phân sống là gì? Phân sống là phân còn nguyên thức ăn chưa được chuyển hóa hết.
Đi ngoài phân sống có liên quan đến việc trẻ bị rối loạn tiêu hóa ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của các enzym. Chúng sẽ không phân cắt và chuyển hóa được hoàn toàn các loại thức ăn như tinh bột, protein, chất béo…dẫn đến thức ăn không tiêu hóa hết và gây ra tình trạng phân sống.
Ngoài ra tình trạng này còn có thể do cha mẹ cho bé ăn những thức ăn không phù hợp với lứa tuổi, hoặc bé ăn quá nhiều một loại thức ăn khiến cơ thể không có đủ enzym để tiêu hóa kịp. Bé uống kháng sinh nhiều khiến môi trường vi sinh vật trong ruột bị mất cân bằng, khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng bị giảm, hậu quả là trẻ sẽ chuyển hóa kém, kém hấp thu, và gây ra tình trạng đi ngoài phân sống.
Hệ tiêu hóa đóng vai trò tiêu hóa, hấp thu và chuyển hóa thức ăn thành các dưỡng chất và năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Do đó, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, quá trình này sẽ bị gián đoạn và ảnh hưởng. Cơ thể sẽ không có đủ các dưỡng chất cần thiết để nuôi sống bản thân và tham gia vào các quá trình trao đổi chất khác. Nếu tình trạng này kéo dài có thể khiến trẻ gầy yếu, chậm lớn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Mặt khác, hệ tiêu hóa cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của toàn bộ cơ thể. Hệ tiêu hóa có khỏe mạnh thì cơ thể cũng mới có thể khỏe mạnh và có sức chống chọi lại với bệnh tật. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì hệ miễn dịch của trẻ suy yếu, trẻ dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh.
Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, tốt hơn hết, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Sau đó, trẻ sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc tự chăm sóc tại nhà.
Một số loại thuốc điều trị có thể được kê để giải quyết tạm thời các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ chứ không thể điều trị tận gốc. Những loại thuốc có thể kể đến bao gồm:
Cha mẹ nên lưu ý rằng, chỉ dùng các loại thuốc điều trị rối loạn tiêu hóa cho bé khi có chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý cho trẻ sử dụng hoặc nghe truyền tai nhau từ người này sang người khác và mua cho bé dùng vì những loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ đối với trẻ.
Không nên lạm dụng men vi sinh hoặc men tiêu hóa, chỉ sử dụng khi bé bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn hoặc do thiếu men. Nếu lạm dụng có thể gây những hậu quả nghiêm trọng đồng thời gây lệ thuộc.
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ có thể thực hiện những biện pháp chăm sóc tại nhà sau đây để cải thiện tình trạng này ở trẻ.
Ngoài các biện pháp điều trị và chăm sóc tại nhà thì cha mẹ cũng nên quan tâm đến thực đơn cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Đây là câu hỏi mà nhiều bậc cha mẹ khá thắc mắc khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Câu trả lời là có. Để đảm bảo cho quá trình phát triển bình thường của trẻ, trẻ vẫn cần được bổ sung các chất dinh dưỡng từ nguồn thức ăn hoặc sữa. Đặc biệt, khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa trẻ thường biếng ăn, lười ăn, khi đó cho trẻ uống sữa là biện pháp giúp bổ sung năng lượng cho trẻ.
Tuy nhiên, nếu trẻ gặp vấn đề về việc dung nạp đường lactose trong sữa, không nên cho trẻ uống bò mà thay vào đó hãy cho trẻ uống các loại sữa hạt như sữa đậu nành, sữa óc chó…
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa thì các loại cháo loãng là sự lựa chọn hoàn hảo cho các bé, một số loại cháo vừa dễ ăn vừa bổ dưỡng mà mẹ có thể tham khảo như cháo hạt sen, cháo thịt, cháo cà rốt, cháo bắp cải…
Nôn nhiều không những khiến trẻ mệt mỏi, kiệt sức, nó còn khiến trẻ bị mất nước và làm thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Khi bé bị nôn nhiều do rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần lưu ý bổ sung thêm nước và điện giải để tránh nguy cơ mất nước cho bé nhé.
Trên đây là những vấn đề thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến thường xảy ra ở trẻ em, tuy không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống hàng ngày của trẻ. Nếu trẻ có những biểu hiện như tiêu chảy liên tục nhiều lần trong ngày kèm theo nôn mửa, sốt cao, co giật hoặc trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài có lẫn máu, trẻ có các dấu hiệu mất nước… thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và có những biện pháp điều trị kịp thời, tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn có thể xảy ra với trẻ.