Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói nhiều về Omega 369 với những tác động đến sức khỏe như sáng mắt, bổ não, tốt cho tim mạch. Vậy Omega 369 là gì? Tác dụng của Omega 369 đối với cơ thể như thế nào và sử dụng Omega 369 như thế nào hiệu quả? Cùng tham khảo bài viết sau nhé.
Omega 369 là tập hợp 3 loại acid béo không no chuỗi dài bao gồm Omega 3, Omega 6 và Omega 9, chúng là những dưỡng chất cần thiết cho các hoạt động sinh hóa của cơ thể con người như giúp ổn định hệ tim mạch, tăng cường sức khỏe cho trái tim, tham gia cấu trúc lên thị giác và hệ thần kinh, chống oxy hóa bên trong cơ thể…Các acid béo này được chiết xuất từ dầu gan cá, dầu hạt lanh, dầu hướng dương, dầu hoa anh thảo,..
Về cấu trúc hóa học, các acid béo này có thành phần chính từ 3 loại nguyên tố: cacbon, hydro và oxy. Phân tử có cấu trúc mạch thẳng dạng RCOOH- trong đó R là một gốc mạch C nhiều cacbon có thể chứa một hay nhiều nối đôi (mạch chưa no) hoặc không chứa nối đôi (mạch bão hòa, đã no).
Các acid béo bậc thấp thì có chứa ít cacbon, acid béo bậc cao có chứa nhiều cacbon hơn. Trên chuỗi carbon đó, C thuộc gốc –COOH được đánh dấu là C1, các carbon sau đó được đánh dấu lần lượt là C2, C3,C4….. Tên gọi của các nguyên tử cacbon cũng tương ứng lần lượt là Ca (Cacbon alpha), Cb, Cg,…và cuối cùng mạch là gốc metyl –CH3, nhóm carbon này gọi là carbon Omega.
Khoảng cách từ carbon omega đến nối đôi đầu tiên gần nhất nếu có 3 carbon thì gọi là Omega 3, 6 carbon thì gọi là Omega 6 và 9 carbon thì gọi là Omega 9.
Như đã đề cập ở trên, Omega 369 là tập hợp của 3 loại acid béo không no chuỗi dài Omega 3, Omega 6 và Omega 9.
Omega 3 là một loại acid béo thiết yếu cho cơ thể con người. Chúng ta không thể tự tổng hợp được Omega 3 mà cần được hấp thu qua chế độ ăn uống bên ngoài. Omega 3 được tìm thấy nhiều ở các loại thực phẩm như dầu cá, cá béo, hạt chia, dầu hạt lanh và quả óc chó.
Omega 3 có 3 loại quan trọng nhất đó là DHA, EPA và ALA. Trong đó hai thành phần DHA và EPA là những dưỡng chất vô cùng quan trọng và cần thiết cho các hoạt động của sức khỏe con người.
Cũng giống như Omega 3, Omega 6 là một loại acid béo không no chuỗi dài. Dạng này cơ thể cũng không thể tự sản sinh ra được mà phải được cung cấp qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Omega 6 bao gồm 4 dạng: Linoleic acid (LA), Gamma linolenic acid (GLA), Dihomo-gamma linolenic acid (DGLA), Arachidonic acid (AA). Trong đó, phổ biến nhất là thành phần LA – dạng này có thể chuyển sang dạng chuỗi dài hơn là AA.
Qua các nghiên cứu cho thấy thành phần GLA khi vào cơ thể người sẽ chuyển thành Prostaglandins có tác dụng chống viêm mạnh, nhất là ở các trường hợp mắc bệnh viêm khớp tự miễn.
DGLA còn giúp bảo vệ tim mạch, giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn và AA giúp ngăn ngừa các phản ứng dị ứng, giúp nhanh lành các vết thương trên cơ thể.
Omega 9 hay còn được gọi là Oleic Acid, đây là một loại chất béo không bão hòa đơn thể. Khác với Omega 3 và Omega 6, cơ thể con người có khả năng tự tổng hợp được Omega 9. Dưỡng chất này có tác dụng chống oxy hóa, giúp ổn định đường huyết và rất tốt cho tim mạch.
Omega 3 có nhiều trong các loại thực phẩm như dầu maca, dầu oliu, mỡ gia cầm, mỡ lợn, cá hồi và một số loại hạt. Công dụng của omega 3 6 9 sức khỏe con người?
Các nhà khoa học đã quan sát và nhận ra rằng, ở những người có thói quen ăn cá biển thường xuyên thì tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch thấp hơn. Điều này được chứng minh là do những người này được bổ sung lượng Omega 3 đầy đủ từ cá.
Trên thực tế thì Omega 3 đã được nghiên cứu và đánh giá mang lại nhiều lợi ích giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch:
Gan nhiễm mỡ là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì và là nguyên nhân dẫn tới viêm gan mãn tính. Omega 3 giúp giảm lượng mỡ thừa trong gan và giảm tình trạng viêm với những người bị gan nhiễm mỡ không phải do rượu. Omega 3 cũng giúp giảm hàm lượng triglycerides trong máu.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu ngủ sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khách như béo phì, trầm cảm và tiểu đường. Thiếu hụt Omega 3 sẽ gây đến hiện tượng mất ngủ ở trẻ em và tình trạng ngưng thở lúc ngủ ở lứa tuổi trưởng thành.
Ngoài ra việc thiếu DHA sẽ làm giảm lượng hormone melatonin – hormone quan trọng trong việc điều hòa giấc ngủ. Việc cơ thể cung cấp đầy đủ acid béo Omega 3 giúp kéo dài giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ ở cả trẻ em và người lớn.
DHA có vai trò xây dựng các mảng tế bào da và đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng da, giúp làn da mềm mịn, mờ nếp nhăn và không khô ráp.
EPA cũng có tác dụng quan trọng trong việc giữ gìn sắc đẹp của làn da như:
Omega 3 có tác dụng chống viêm và tăng cường hiệu quả của các loại thuốc chống viêm. Từ đó giảm các chứng cứng cơ và đau khớp.
Thành phần axit gamma linolenic (GLA) trong Omega 6 có tác dụng làm giảm các triệu chứng tổn thương dây thần kinh ở các bệnh nhân tiểu đường đã có biến chứng thần kinh. Bổ sung GLA thường xuyên sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn so với nhóm bệnh nhân không được bổ sung GLA
Qua các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung đầy đủ Omega 3, Omega 6 sẽ có tác dụng giảm tình trạng viêm ở các bệnh nhân có bệnh lý kèm theo như ung thư, bệnh tim, tiểu đường, viêm khớp và bệnh Alzheimer.
Thành phần GLA trong Omega 6 được sản xuất từ acid linoleic, sau đó được chuyển hóa thành DGLA và trở thành một loại chất chống viêm trong cơ thể.
Thành phần GLA có trong các loại dầu hoa anh thảo hoặc dầu lưu ly có tác dụng giảm đau, sưng và cứng khớp vào buổi sáng. Tuy nhiên để đạt hiệu quả thì cần phải mất một khoảng thời gian từ 1 đến 6 tháng để phát huy tác dụng.
Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) là một trạng thái rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ em. Theo thống kê thì trong 100 trẻ có từ 3-5 trẻ mắc chứng rối loạn này với một số triệu chứng bắt đầu trước tuổi lên 7.
Theo một nghiên cứu tại Thụy Điển tập trung vào việc đánh giá tác động của Omega 3 và Omega 6 ở những đối tượng mắc ADHD. Ở nhóm đối tượng đáp ứng điều trị (chiếm 26% tổng số người tham giam), các triệu chứng của ADHD đã giảm tới 26%. Con số này tăng lên 47% sau 6 tháng điều trị. Xem chi tiết báo cáo tại đây (https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/1087054708316261)
Các nghiên cứu cho thấy GLA trong Omega 6 có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh huyết áp cao khi sử dụng một mình hoặc kết hợp với Omega 6.
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, Acid Linoleic có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Omega 6 còn có tác dụng giảm lượng cholesterol và triglyceride trong máu.
Cũng giống như Omega 3 và Omega 6, một trong những tác dụng lớn nhất của Omega 9 là giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ, đặc biệt ở đối tượng người cao tuổi. Theo các nghiên cứu, Omega sẽ giúp làm tăng lượng cholesterol HDL tốt và làm giảm lượng Cholesterol xấu LDL, từ đó làm giảm nguy cơ tích tụ Cholesterol trên thành mạch, đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, lên cơn đau tim, đột quỵ.
Thành phần acid Oleic trong Omega 9 giúp cơ thể tăng năng lượng tích cực, ổn định tâm trạng và giảm trạng thái kích động, tức giận của cơ thể.
Theo các chuyên gia, các hoạt động thể chất và thay đổi trong tâm sinh lý hàng ngày chịu ảnh hưởng bởi hàm lượng chất béo mà chúng ta hấp thụ hàng ngày.
Vì vậy, để có một tâm trạng tốt, thư giãn và luôn có một nguồn năng lượng tích cực, hay bổ sung Omega 9 cho cơ thể hàng ngày.
Trong Omega 3 có một thành phần là acid erucic, thường được tìm thấy trong dầu mù tạt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng acid erucic có hiệu quả trong việc điều trị cho các bệnh nhân liên quan đến nhận thức, điển hình như bệnh Alzheimer. Vì vậy, việc bổ sung Omega 9 vào cơ thể giúp bạn tăng cường trí nhớ, đồng thời cải thiện các vấn đề về nhận thức.
Ngoài ra, Omega 9 còn có các tác dụng như cải thiện chức năng hệ miễn dịch, giảm các triệu chứng viêm khớp, giúp xương chắc khỏe hơn, tăng cường khả năng hấp thụ canxi, cải thiện độ nhạy của insulin lúc đói và tăng cường lưu thông máu.
Đối với với trẻ em, Omega 9 còn có tác dụng ngăn chặn và trì hoãn sự phát triển của loạn dưỡng trắng gây teo não, bệnh này di truyền và thường xuất hiện ở trẻ em.
Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA), người lớn không có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến tim mạch thì có thể ăn cá béo với tần suất 2 lần/tuần để bổ sung thêm Omega 3. Đồng thời có thể sử dụng thêm một số loại thực phẩm khác như hạt lanh và các loại thực phẩm dạng hạt.
Với những người có tiền sử mắc bệnh mạch vành hoặc có nhu cầu cung cấp Omega 3 cao hơn bình thường như trẻ em, phụ nữ đang cho con bú có thể bổ sung thêm các sản phẩm dược phẩm – thực phẩm chức năng khác theo khuyến cáo của bác sĩ.
Theo ban thực phẩm và dinh dưỡng y học Hoa Kỳ, lượng Omega 6 cần thiết cho mỗi người là 17g đối với nam và 12g đối với nữ mỗi ngày. Tỷ lệ tối ưu giữa Omega 6 và Omega 3 có thể là 2:1 hoặc 4:1. Tuy nhiên bạn cần hạn chế lượng Omega 6 và tăng lượng Omega 3.
Khác với hai loại trên, cơ thể tự có khả năng tổng hợp được Omega 9 nên bạn không cần quá coi trọng việc bổ sung từ môi trường bên ngoài
Một số loại thực phẩm giàu Omega 369 có thể kể đến như:
Theo các chuyên gia thì liều an toàn của Omega 3 là dưới 3g/ngày. Trên mức này thì việc bổ sung Omega 3 quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể như tiêu chảy, chảy máu, trướng bụng, giảm huyết áp.
Một lưu ý nữa là bạn cần chú ý khi lựa chọn các loại cá để bổ sung Omega 3. Một số loại cá có chứa một lượng đáng kể các chất cho hại như methylate thủy ngân, polychlorinated biphenyls (PCBs), dioxins, chúng tích tụ lâu ngày trong cơ thể và có thể dẫn đến những tác động xấu về lâu dài. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên ăn luân phiên các loại cá và các loại thực vật giàu Omega 3 để giảm thiểu tác dụng phụ của các chất độc có trong cá biển.
Omega 3 cũng rất nhanh bị Oxy hóa. Dưới tác động của oxy, nhiệt độ và ánh sáng, Omega 3 dễ dàng bị Oxy hóa thành các thành phần khác có thể gây độc cơ thể. Đây là lý do vì sao chúng ta không dùng dầu Omega 3 để ăn và sử dụng lâu dài.
Omega 6 cũng đem đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể như ngăn ngừa các bệnh tim mạch, chống viêm.. Tuy nhiên việc bổ sung quá nhiều Omega 6 cũng không tốt. Omega 6 khiến cơ thể gia tăng giữ nước, kéo dài việc tăng áp suất máu và tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông trong thành mạch. Loại prostaglandins do Omega 6 chuyển hóa thành là xúc tiến bệnh cao huyết áp.
Việc mất cân bằng khi hấp thụ 2 loại acid béo Omega 3 và Omega 6 cũng là nguyên nhân thúc đẩy yếu tố béo phì và gây ra những hậu quả lâu dài với cơ thể con người. Trong quá trình chuyển hóa, Omega 3 và omega 6 đều sử dụng các enzyme và vitamin (B3, B6, C, E) và magie, kẽm. Nếu tỷ lệ Omega 6 quá nhiều chúng sẽ sử dụng hầu hết các enzyme và vitamin, Omega 3 không có khả năng hoạt động, giảm khả năng bảo vệ hệ tim mạch và có thể gây ra những cơn đau nhức.
Omega 9 không phải là acid thiết yếu, do cơ thể tự sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu tuy nhiên chúng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ như tăng cường hệ miễn dịch, giảm cholesterol máu và tham gia chống lại bệnh lý ác tính.
Omega 9 có nhiều trong các loại động vật, thực vật và đặc biệt ở trong dầu Oliu, dầu đậu phộng, dầu rum, dầu hướng dương, dầu canola.
Khi bổ sung Omega 9 với omega 3 và omega 6, cần chú ý tới nguy cơ chảy máu, nhất là ở những người có tiền sử bệnh rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu.
Trên đây là một số thông tin về Omega 369 các bạn có thể tham khảo để bổ sung cho cả gia đình có một sức khỏe tốt. Chúc các bạn sức khỏe!