Nội dung chính

Trẻ ho khan lâu ngày không khỏi – Dấu hiệu nguy hiểm

Trẻ ho khan lâu ngày không khỏi sẽ khiến cổ họng luôn trong trạng thái tổn thương. Từ đó trẻ sẽ có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và cả giấc ngủ. Vậy ho khan kéo dài là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!

tre ho khan lau ngay khong khoi

Ho khan lâu ngày không khỏi là gì?

Ho khan, còn được gọi là ho không có đờm hay không tạo ra bất kỳ chất nhầy. Ho khan thường do kích thích đường hô hấp trên hoặc ho các tình trạng tạm thời, chẳng hạn như chất kích ứng môi trường, dị ứng, viêm phổi hoặc ho gà). Trẻ cũng có thể bị ho khan do chất nhầy còn sót lại sau khi bị cảm lạnh hoặc cúm.

dac diem ho khan

Ho khan lâu ngày không khỏi là tình trạng ho dai dẳng, kéo dài trong nhiều ngày. Điều này gây ra những rắc rối không hề nhỏ với sức khỏe, giấc ngủ, khả năng học tập và chất lượng sống của trẻ.

Ho lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh gì?

Dưới đây là 7 bệnh lý có liên quan đến hiện tượng ho khan lâu ngày không khỏi ở trẻ:

Ho lâu ngày không khỏi cảnh báo bệnh gì?

Chảy dịch sau mũi

Các tuyến trong mũi và cổ họng liên tục tiết ra chất nhầy, bình thường từ 1 – 2 lít mỗi ngày. Chất nhầy làm ẩm không khí, làm sạch và bẫy những gì hít vào, đồng thời giúp chống lại nhiễm trùng. Dịch nhầy bình thường được nuốt vào một cách vô thức, nhưng khi có cảm giác chất nhầy tụ lại trong cổ họng hoặc chảy ra từ phía sau mũi, nó được gọi là hội chứng chảy dịch sau mũi.

Dị ứng và nhiễm trùng có thể tiết nhiều chất nhờn hơn, dẫn đến chảy dịch mũi sau. Chất nhầy dư thửa chảy xuống phía sau cổ họng sẽ gây đau rát và kích thích cơn ho khan. Bên cạnh đó, trẻ còn có thể bị chảy nước mũi hoặc ngứa mắt. Nếu cơn ho của trẻ xảy ra khi vào mùa dị ứng, đây có thể là lý do.

Trào ngược axit thực quản

Đối với một số người bệnh, chứng trào ngược axit có thể không xảy ra kèm theo chứng nợ nóng, và thay vào đó dấu hiệu duy nhất sẽ là ho khan lâu ngày không khỏi. Ho dai dẳng do chứng trào ngược thực quản ở trẻ thường trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, sau khi nằm xuống giường.

Bệnh hen suyễn

Hen suyễn biến thể ho là một dạng hen suyễn được đặc trưng bởi cơn ho mãn tính không đờm (ho khan). Cơn ho liên quan đến hen suyễn có thể đến và biến mất tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả tính chất theo mùa, tiếp xúc với một số hóa chất hoặc liệu gần đây trẻ có bị nhiễm trùng được hô hấp trên hay không.

Sự nhiễm trùng

Đối với các bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường, cúm, viêm phế quản hoặc viêm phổi, ho khan lâu ngày không khỏi có thể là một dấu hiệu điển hình để nhận biết. Nguyên nhân phổ biến nhất của những bệnh nhiễm trùng này là do virus và trong nhiều trường hợp, có thể mất 3 tuần để các triệu chứng biến mất hoàn toàn.

Ho gà

Ho gà là do nhiễm trùng vi khuẩn gây ra, bệnh có thể khiến trẻ ho không kiểm soát đến mức phải thở gấp bằng cách hít vào thật sâu và phát ra tiếng “khục khục”. Ho gà có thể gây ra cơn ho khan lâu ngày không khỏi, kéo dài đến hàng tháng. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể đối mặt với nguy cơ biến chứng nguy hiểm, bao gồm ngưng thở, giảm oxy, viêm phổi, co giật và thậm chí là tử vong.

Tắc nghẽn phổi mãn tính

Hay còn gọi là COPD, đây là tình trạng đường dẫn khí trong phổi bị viêm, dầy lên và các mô nơi trao đổi oxy bị phá hủy. Lưu lượng không khí vào và ra khỏi phổi giảm sẽ dẫn đến lượng oxy đi vào các mô cơ thể ít hơn. Đồng thời, việc loại bỏ khí thải carbon dioxide trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh những cơn ho khan kéo dài nhiều ngày, trẻ bị tắc nghẽn phổi mãn tính còn gặp các triệu chứng khác như: khó thở khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên, mệt mỏi, thở khò khè, môi hoặc móng tay, móng chân tím tái, sản xuất nhiều chất nhầy,…

Mẹ phải làm gì khi bé bị ho khan lâu ngày không khỏi?

Ho đơn thuần có thể chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể. Nhưng đối với trẻ nhỏ, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng. Nhất là khi trẻ bị ho khan lâu ngày không khỏi.

cach tri ho khan lau ngay khong khoi

Thăm khám bác sĩ

Nếu trẻ bị ho khan kéo dài trên 5 ngày không khỏi, bất kể tình trạng ho như nào, mẹ cũng nên đưa ngay đi khám. Dưới đây là một số triệu chứng đi kèm cho thấy trẻ cần được điều trị ngay lập tức:

  • Sốt cao
  • Đau tức ngực
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Khàn giọng
  • Đi tiểu thường xuyên

Biện pháp chăm sóc

Để kiểm soát cơn ho khan kéo dài ở trẻ, cha mẹ cần “bỏ túi” ngay những tuýp chăm sóc hữu ích này:

  • Bổ sung đầy đủ nước, không cho bé ăn những đồ uống quá lạnh hoặc thực phẩm quá nóng
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích thích từ bên ngoài môi trường như bụi bẩn, khói thuốc, hóa chất, lông vật nuôi, phấn hoa,…
  • Khuyến khích bé nghỉ ngơi, bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng vào thực đơn của bé nhằm nâng cao thể trạng và tăng cường hệ miễn dịch

Cách điều trị bé ho khan lâu ngày tại nhà

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân khiến trẻ ho khan lâu ngày không khỏi. Thông thường, nếu trẻ chỉ ho đơn thuần, không bắt nguồn từ lý do bệnh lý, cha mẹ hoàn toàn có thể điều trị tại nhà theo các mẹo dưới đây:

  • Súc miệng bằng nước muối: Với đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, muối là thành phần quan trọng trong nhiều loại dung dịch súc miệng. Việc sử dụng thường xuyên không chỉ giúp giảm hôi miệng mà còn hạn chế được vi khuẩn, virus cư trú trong khoang miệng. Từ đó ngăn ngừa cơn ho tái phát và kéo dài
  • Uống trà gừng: Gừng có đặc tính ấm và kháng viêm nên được nhiều người sử dụng mỗi khi bị ho hay đau họng. Mẹ có thể thái vài lát gừng vào cốc nước ấm cho bé uống vào buổi sáng và trước khi đi ngủ để giảm ho
  • Tỏi + mật ong: Tỏi cũng là một vị thuốc ngừa ho rất hay. Mẹ có thể chưng tỏi với mật ong rồi cho bé uống nước cốt. Cách này sẽ giúp làm dịu họng, giảm ho và tăng cường đề kháng cho bé
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Độ ẩm rất hữu ích cho cơn ho khan của trẻ vì hai lý do. Đầu tiên, nó giúp cấp ẩm cho các mô xoang của trẻ. Điều này ngăn ngừa tình trạng khô, dẫn đến tăng sản xuất chất nhầy và do đó khiến tình trạng ho ở trẻ trở nên tồi tệ hơn. Thứ hai, không khí ẩm giúp làm loãng chất nhầy, từ đó loại bỏ chất nhầy ra bên ngoài dễ dàng hơn

Trên đây là những thông tin về hiện tượng ho khan lâu ngày không khỏi. Cha mẹ cần thường xuyên theo dõi trẻ, nếu cơn ho kéo dài nhiều ngày hoặc kém theo các triệu chứng bất thường thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được khám và điều trị.

Chia sẻ bài viết này