Nghẹt mũi là hiện tượng thường gặp ở trẻ. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, ăn uống và giấc ngủ của bé, nghẹt mũi đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm đường hô hấp. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm là điều vô cùng cần thiết để giảm sự trầm trọng của bệnh. Vậy làm thế nào để hết nghẹt mũi ngay lập tức ở trẻ? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có đáp án chính xác nhất nhé!
Hốc mũi là được ví như màng lọc không khí, giữ vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp ở con người. Đặc biệt là vào mùa lạnh, không khí bên ngoài thường khô và chứa nhiều bụi bẩn hơn, đòi hỏi cơ quan này phải làm việc hết công suất. Tại đây, hốc mũi sẽ hốc mũi sẽ thực hiện nhiệm vụ lọc sạch, làm ẩm cũng như làm ấm không khí, tăng cường lưu thông. Sau đó, đưa khí hít vào đã qua xử lý xuống phổi để tránh gây viêm nhiễm.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị nghẹt mũi thì không thể hít thở bình thường và chỉ có thể thở bằng miệng. Đồng nghĩa với việc không khí đi từ bên ngoài vào phổi sẽ không được lọc sạch. Từ đó trẻ có thể đối mặt với các bệnh lý nguy hiểm sau:
Bên cạnh đó, việc trẻ bị nghẹt mũi, khó thở còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày và giấc ngủ, khiến bé mệt mỏi, kéo theo đó là một loạt các vấn đề sức khỏe khác.
Làm thế nào để hết nghẹt mũi ngay lập tức là quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Dưới đây là một số mẹo hay cho bạn tham khảo:
Mùa lạnh là thời điểm bé dễ bị nghẹt mũi nhất. Luồng không khí hít vào quá khô sẽ khiến cho niêm mạc mũi dễ bị kích ứng và tiết nhiều chất nhầy gây ngạt mũi. Do đó, sử dụng máy tạo độ ẩm không khí là biện pháp rất hữu ích nhằm tăng chất lượng luồng không khí trẻ hít vào, từ đó giảm thiểu triệu chứng nghẹt mũi hiệu quả.
Mẹ nên đặt máy tạo độ ẩm không khí trong phòng ngủ của bé để giúp con có giấc ngủ êm ái và thoải mái hơn nhé!
Không phủ nhận việc sử dụng máy tạo độ ẩm mang lại nhiều lợi ích cho trẻ bị nghẹt mũi. Thế nhưng, nếu phụ huynh không dùng đúng cách sẽ có thể khiến bệnh tình ở trẻ thêm trầm trọng hơn. Vì vậy, mẹ cần ghi nhớ những điều sau:
Hơi nước ấm sẽ giúp thư giãn các chất nhầy trong mũi, từ đó làm loãng dịch, giảm bớt tình trạng nghẹt mũi và khó thở ở trẻ. Bên cạnh đó, xông hơi còn mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị ho, tức ngực, viêm thanh quản ở trẻ nhỏ.
Áp dụng cách này, mẹ cần chuẩn bị một chậu nước sôi, rồi cho bé xông hơi trong khoảng thời gian ngắn. Lưu ý, không để trẻ chạm vào nước sôi để tránh bị bỏng.
Chất dịch nhầy tích tụ trong mũi lâu ngày sẽ gây ra tình trạng nghẹt mũi. Vì thế, phụ huynh cần thực hiện biện pháp để tống dịch nhầy này ra khỏi khoang mũi. Với trẻ dưới 1 tuổi chưa có khả năng tự hỉ mũi, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để giúp mũi bé được thông thoáng.
Cơ thể mất nước sẽ khiến tình trạng nghẹt mũi ở trẻ ngày càng trầm trọng thêm. Do đó, mẹ cần cho bé uống nhiều nước để tăng cường khả năng hoạt động của các cơ quan cũng như hệ miễn dịch. Ngoài ra, nước còn có tác dụng làm loãng dịch nhầy, giúp bé dễ thở và cải thiện triệu chứng nghẹt mũi.
Tuy nhiên, trẻ nhỏ thì rất lười uống nước, vì vậy để giúp bé có hứng thú với thói quen uống nước đều đặn, thay vì cho trẻ uống nước lọc thông thường, mẹ có thể bổ sung cho con các loại nước ép trái cây hoặc sinh tố. Màu sắc và hương vị thơm ngon của trái cây chắc chắn bé sẽ rất yêu thích.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung nước cho con bằng các loại súp hay cháo. Những loại thức ăn này vừa cung cấp lượng nước cần thiết cho bé, đồng thời bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng cường đề kháng, giảm ho và khó thở ở trẻ.
Làm thế nào để hết nghẹt mũi ngay lập tức? Ngoài những biện pháp trên, mẹ có thể trị nghẹt mũi cho trẻ bằng cách chườm khăn ấm.
Cạch này tương tự như biện pháp xông hơi, tận dụng sức mạnh của hơi nước để làm loãng dịch nhầy trong mũi. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản và an toàn hơn hẳn so với liệu pháp xông hơi. Do đó, bố mẹ có thể yên tâm áp dụng cho bé.
Cách thực hiện như sau:
Nước muối sinh lý có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm nên sử dụng rất tốt trong trường hợp bé bị nghẹt mũi. Cách vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý như sau.
Để trẻ nằm ở tư thế thích hợp, có thể nằm nghiêng hoặc nằm ngửa, miễn sao trẻ cảm thấy thoải mái nhất.
Gừng là loại gia vị quen thuộc trong căn bếp của gia đình Việt, không những vậy nó còn được coi là vị thuốc trị nghẹt mũi, ho cho bé rất tốt.
Với đặc tính ấm, nóng, kháng viêm mạnh, gừng sẽ làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông máu đến khu vực xoang, từ đó giúp bé dễ thở và cải thiện triệu chứng nghẹt mũi nhanh chóng.
Cách trị nghẹt mũi cho bé bằng gừng được thực hiện đơn giản như sau:
Tình dầu là một chế phẩm từ các loại thảo dược thiên nhiên, chúng giúp thư giãn, giảm mệt mỏi, căng thẳng cũng như thông thoáng đường thở. Vì vậy, mỗi khi bé bị nghẹt mũi, mẹ đừng quên áp dụng liệu pháp này để giúp bé sớm cải thiện tình trạng nhé!
Cách sử dụng tinh dầu trị nghẹt mũi ở trẻ cụ thể như sau:
Massage mũi cũng là một cách trị nghẹt mũi vô cùng hiệu quả với trẻ nhỏ mà mẹ nên tham khảo. Mỗi khi bé bị nghẹt mũi, mẹ có thể áp dụng một số cách massage như sau:
Cơn nghẹt mũi của con sẽ được cải thiện nếu được nằm với gối cao hơn bình thường. Cách làm này tạo ra tư thế ngủ dễ chịu hơn, đồng thời dễ dàng đưa chất dịch nhầy xuống họng để đẩy ra ngoài thay vì bị ứ đọng trong khoang mũi. Đây là cách trị nghẹt mũi được áp dụng khá hiệu quả.
Trẻ bị nghẹt mũi kéo dài là tình trạng mà phụ huynh tuyệt đối không được chủ quan. Tuy có biểu hiện đơn giản, nhưng nếu để lâu không được xử lý, bệnh sẽ ngày càng trầm trọng hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Trên đây là lời giải đáp “làm thế nào để bé hết nghẹt mũi ngay lập tức”. Trường hợp, khi đã áp dụng mọi biện pháp trên mà tình trạng nghẹt mũi ở trẻ không được cải thiện, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời.