Bé bị đờm nhiều nên thường quấy khóc, bỏ bú, ngủ không ngon giấc,... khiến mẹ thực sự lo lắng. Cách giải quyết duy nhất cho bé là mẹ cần hỗ trợ bé tống hết chất đờm nhớt này ra ngoài. Vậy đâu là cách trị đờm cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số biện pháp xử lý nhanh tình trạng này. Cùng theo Fitobimbi dõi nhé!
Đờm tích tụ nhiều trong họng và mũi là tình trạng thường thấy ở trẻ sơ sinh. Sự xuất hiện này gây ra khó khăn không nhỏ cho bé trong quá trình hô hấp, từ đó bé sẽ bị khó thở, thở khò khè, ngủ không ngon giấc, bỏ bú,... Vì vậy, sớm nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong công tác chăm sóc và phòng ngừa bệnh.
Nguyên nhân xuất hiện đờm trong họng bé khá đa dạng và phong phú. Trong đó có một tác nhân phổ biến gây ra tình trạng này là:
Đờm là một chất dịch nhầy, có màu trắng, xanh hoặc vàng, nó thường xuất hiện nhiều trong cổ họng và mũi. Thực chất, đờm không đóng vai ác như mọi người vẫn tưởng, chúng sinh ra là có nhiệm vụ bảo vệ đường hô hấp khỏi sự tấn công của bụi bẩn và vi khuẩn. Sau khi hoàn thành “sứ mệnh”, đờm sẽ được đào thải ra ngoài bằng phản xạ khạc nhổ.
Thế nhưng, trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh thì lại chưa có khả năng đặc biệt này. Điều này khiến chúng cứ “ở mãi” trong họng và khoang mũi gây phiền hà cho bé: cản trở quá trình hô hấp, thở khò khè, khó thở, ho kéo dài,....
Khi cơ thể khó chịu, trẻ cũng sẽ không thiết tha đến chuyện ăn, ngủ, tính nét sẽ hay cáu gắt, quấy khóc hơn khiến bộ mẹ vô cùng lo lắng. Đặc biệt, nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé, khiến bé bị suy dinh dưỡng, chậm lớn.
Như vậy, tình trạng đờm xuất hiện trong mũi và họng của bé nhiều nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Chính vì thế, mẹ cần chủ động hơn trong công tác chăm sóc và phòng ngừa:
Dưới đây là một số cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh mà mẹ nên ghi nhớ:
Hiệu quả của phương pháp vỗ long đờm cho bé là:
Lưu ý, mẹ không nên vỗ long đờm cho bé khi vừa cho bé ăn no xong để tránh việc nôn trớ nhé!
Cách thực hiện như sau:
Sau khi đờm được tống ra ngoài, mẹ hãy dùng khăn mềm vệ sinh lại miệng và mũi của bé trước khi cho bé ăn.
Xem thêm: Cách Hút Đờm Cho Trẻ Sơ Sinh
Cách làm tiêu đờm cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu là phương pháp đơn giản, an toàn mà vô cùng hiệu quả.
Trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu và dễ thở hơn khi được ngửi mùi hương tự nhiên của các loại tinh dầu. Do đó, khi bé bị đờm trong họng, mẹ hãy áp dụng ngay cách này nhé!
Sau khi bé tắm xong, mẹ có thể massage cho bé bằng tinh dầu chanh, bạc hà,... Mùi hương tỏa ra từ các loại tinh dầu này sẽ giúp thông thoáng đường thở, làm loãng đờm nhớt, giảm triệu chứng thở khò khè, khó thở.
Bên cạnh đó, mẹ có thể cho tinh dầu vào máy tạo độ ẩm để mùi hương của nó lan tỏa trong không khí, làm dịu chứng tắc nghẽn đờm trong họng và cổ của bé.
Khi bé bị đờm nhiều trong họng và mũi, mẹ nên cho bé bú nhiều lần trong ngày với lượng thức ăn chia nhỏ. Sữa không chỉ là nguồn dinh dưỡng cho cho bé mà còn đóng vai trò như một chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng long đờm, giúp mẹ hỗ trợ bé tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
Bởi vậy, khi bé bị bệnh mẹ đừng quên cho bé bú thường xuyên nhé!
Để cải thiện tình trạng dịch đờm ở trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, bạn có thể áp dụng liệu pháp xông hơi vừa an toàn lại vừa mang lại hiệu quả điều trị. Để thực hiện cách này, bạn cần đổ đầy nước ấm vào bồn tắm cho trẻ, có thể thêm từ 1 – 2 giọt tinh dầu vào bồn rồi đóng kín cửa.
Hơi nước ấm hòa với hương thơm của tinh dầu sẽ giúp làm loãng dịch đờm, giúp đường thở được thông thoáng hơn và bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Với liệu pháp này, bạn hãy cho bé ở trong bồn tắm khoảng 10 phút để xông hơi. Áp dụng thực hiện nhiều lần trong ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi là sữa mẹ. Vì vậy, sức khỏe của bé sẽ quyết định hết vào việc mẹ ăn gì. Để giúp trẻ nâng cao sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật, mẹ hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các trái cây có chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, dâu tây, táo, lê,...
Ngoài việc áp dụng các cách làm tiêu đờm ở trẻ sơ sinh kể trên, mẹ có thể áp dụng cho bé một số bài thuốc dân gian tiêu đờm đã được kiểm chứng hiệu quả dưới đây:
Quất không chỉ là loại cây cảnh bày biện trong những ngày Tết mà còn được xem là vị thuốc có tác dụng long đờm hiệu quả, an toàn cho trẻ sơ sinh.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, trong quất có chứa nhiều thành phần có lợi như tinh dầu, vitamin, đường,... ngoài ra, hoạt chất pectin trong quất còn có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm,.. hỗ trợ các bệnh về đường hô hấp rất hiệu quả như ho đờm, ho dai dẳng, hạn chế sự tích tụ đờm trong họng.
Cách trị đờm cho bé sơ sinh bằng quất và đường phèn được thực hiện như sau:
Với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể thêm mật ong vào hỗn hợp quất đường phèn để tăng hiệu quả điều trị. Với đặc tính có lợi của mật ong, bài thuốc này sẽ nhanh chóng đẩy lùi tình trạng đờm tắc nghẽn trọng họng và mũi bé.
Mẹ nên cho bé uống đều đặn 1 ngày 3 lần, mỗi lần sử dụng 2-3 thìa cafe. Đây là bài thuốc dân gian nên yêu cầu bố mẹ phải kiên trì áp dụng theo liều lượng đã được chỉ định để nhanh chóng mang lại hiệu quả.
Nhờ thành phần colein nên lá húng chanh có đặc tính tiêu viêm, kháng khuẩn rất tốt. Từ đó mang lại hiệu quả rất tốt trong việc điều trị các bệnh đường hô hấp như ho có đờm, ho khan, tắc nghẽn đờm trong họng,...
Hiệu quả của lá húng chanh đã được nghiên cứu là an toàn đối với đối tượng trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh nên bố mẹ có thể yên tâm sử dụng.
Cách làm hết đờm ở trẻ sơ sinh bằng lá húng chanh kết hợp với đường phèn được thực hiện như sau:
Cũng giống như các nguyên liệu có tác dụng long đờm cho bé kể trên, lá hẹ cũng có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt. Đặc biệt nó rất phù hợp với cơ địa trẻ, khi sử dụng không gây tác dụng phụ nên bố mẹ có thể yên tâm.
Cách thông đờm cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ được thực hiện như sau:
Thông thường, tình trạng đờm xuất hiện nhiều trong họng và mũi trẻ dưới 2 tháng tuổi không gây quá nhiều nguy hiểm với sức khỏe. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách, hiện tượng này sẽ chấm dứt sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan, khi thấy bé có biểu hiện bất thường, hãy đưa ngay đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây đã giúp bố mẹ trang bị cho mình nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc bé yêu!