Hăm háng hay hăm tã là một bệnh lý vô cùng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng của nó không quá nghiêm trọng, nhưng sẽ khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, thậm chí bỏ ăn, bỏ bú. Vậy trẻ bị hăm phải làm sao? Dưới đây là tổng các cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh đơn giản mà hiệu quả, bố mẹ có thể tham khảo để giúp con nhanh chóng bình phục!
Hăm tã ở trẻ là hiện tượng viêm nhiễm, sưng đỏ, mưng mủ, ngứa rát tại vùng đùi và bẹn, nơi tiếp xúc thường xuyên với bỉm. Ngoài ra, phân và nước tiểu trong bỉm cũng là tác nhân khiến vùng da này ngày càng bị tổn thương nặng nề hơn, gây ra những vết trầy xước, thậm chí bội nhiễm nặng.
Hăm tã phổ biến nhất ở giai đoạn trẻ từ 0-24 tháng tuổi. Lý do vì làn da của trẻ sơ sinh còn quá mỏng và nhạy cảm nên dễ bị kích ứng gây viêm nhiễm. Một số tác nhân gây hăm tã bao gồm: lựa chọn sai kích cỡ bỉm khiến da bị cọ xát nhiều hơn, chất liệu bỉm kém khô thoáng, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa quá nhiều chất hóa học, vệ sinh kém, lạm dụng phấn rôm,...
Hăm tã có 5 cấp độ khác nhau với các triệu chứng và mức độ nguy hiểm tăng dần:
Với những trẻ bị hăm tã nặng ở cấp độ 4 và 5, phụ huynh cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách. Còn với cấp độ chưa quá nguy hiểm 1-3, phụ huynh có thể tham khảo một số cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh ngay tại nhà dưới đây.
Xem thêm: 8 Bệnh Ngoài Da Thường Gặp Ở Trẻ: Dấu Hiệu & Cách Phòng Chống
Trẻ bị hăm háng cần xử lý kịp thời, nếu không sẽ để lại hậu quả vô cùng nặng nề. Vậy trẻ bị hăm phải làm sao?
Vệ sinh vùng da trẻ bị tổn thương sẽ giúp da bé luôn khô thoáng và sạch sẽ, loại bỏ được tác nhân gây hăm háng như vi khuẩn, mồ hôi, nước tiểu, phân,... Qua đó, da trẻ sẽ được bảo vệ và nhanh chóng phục hồi.
Cách trị hăm cho bé sơ sinh được thực hiện như sau:
Mẹ cần thường xuyên thay tã cho bé để đảm bảo vùng da bị hăm luôn khô thoáng, sạch sẽ, tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh (nước tiểu, phân). Cụ thể, mẹ cần thay bỉm cho bé ít nhất 4 tiếng/lần, trường hợp bé đại tiện cần phải thay tã mới ngay.
Tã, bỉm có khả năng thấm hút tốt sẽ giúp bảo vệ da bé, giữ cho vùng da luôn khô ráo, loại bỏ môi trường sinh sôi của nấm. Từ đó giảm sự kích ứng và tiếp xúc với mồ hôi hoặc nước tiểu.
Khi lựa chọn tã, mẹ nên lưu ý đến chất liệu của tã, có các hạt hút ẩm hay công nghệ khóa ẩm và chống thấm ngược không. Tốt nhất mẹ nên mua những loại bỉm có thương hiệu uy tín như: Merries, Bobby, Pampers, Huggies,...
Kích thước bỉm vừa với vòng mông của bé sẽ giúp giảm bớt sự cọ xát giữa da bé và bỉm. Từ đó hạn chế được sự kích thích do tã, tổn thương da, trầy xước và giảm nguy cơ hăm háng.
Khi lựa chọn tã, bỉm cho bé mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
Mẹ không nên đóng bỉm 23/24 cho bé, điều này sẽ khiến vùng da mông bị bí, ẩm ướt, từ đó phát sinh vi khuẩn gây hăm. Ngoại trừ trường hợp bé chơi ở ngoài, mẹ nên hạn chế đóng bỉm để giúp vùng da bị hăm tã trở nên khô thoáng, đồng thời giảm bớt sự cọ xát, khó chịu do tã lót tiếp xúc vào vùng da hăm.
Kem trị hăm dành riêng cho bé sẽ có công dụng tái tạo hàng rào bảo vệ da, giúp ngăn ngừa bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời, các sản phẩm kem trị hăm còn giúp dưỡng ẩm da, làm mát, giảm ngứa, tăng cường kháng thể cho da giúp vùng da bị hăm mau lành.
Khi lựa chọn kem trị hăm cho bé, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Tham khảo thêm: Chăm Sóc Da Cho Bé Yêu Chi Tiết Từ A-Z
Trẻ bị hăm háng nếu phát hiện sớm có thể điều trị dứt điểm bệnh ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu phụ huynh không biết xử lý sẽ khiến tổn thương da ở bé ngày càng nặng nề hơn. Vậy bé bị hăm phải làm sao? Dưới đây là 8 cách chữa hăm ở trẻ sơ sinh bằng mẹo dân gian cho bố mẹ tham khảo:
Trong dầu dừa chứa hàm lượng lớn acid béo và axit lauric có tác dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn gây hăm háng. Đồng thời, dầu dừa cũng rất giàu Vitamin E và K giúp cấp ẩm, cải thiện tình trạng khô da, giảm ngứa.
Cách trị hăm mông cho bé bằng dầu dừa:
Chuẩn bị: 5ml dầu dừa, nước ấm (35-38 độ C), 1 khăn mềm.
Thực hiện:
Áp dụng 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
Theo đông y, lá khế có tác dụng giảm ngứa, sưng phồng, tiêu viêm,... cách trị hăm nách, háng bằng lá khế được đánh giá là biện pháp giúp giảm nhanh các triệu chứng hăm ở trẻ.
Cách trị hăm cho em bé bằng lá khế được thực hiện như sau:
Chuẩn bị: 20g lá khế tươi, ¼ thìa muối, nước sạch, 1 chiếc khăn mềm.
Thực hiện:
Áp dụng 2-3 lần/ngày
Trà Shan tuyết được ví như kháng sinh thực vật, giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hăm ở trẻ. Đồng thời, loại nước này còn chứa hàm lượng lớn tamin có tác dụng tái tạo da, giúp vùng da bị hăm nhanh phục hồi. Đây là cách trị hăm cho bé gái, bé trai được nhiều mẹ áp dụng.
Cách trị hăm vùng kín cho bé bằng trà shan tuyết được thực hiện như sau:
Chuẩn bị: 20gr lá trà shan tuyết, 5g muối, khăn mềm, nước sạch.
Thực hiện:
Áp dụng 1 lần/ngày
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng là loại quả có tính mát, giúp giảm ngứa và nóng rát nhanh cho vùng da bị hăm. Ngoài ra, trong khổ qua còn chứa nhiều vitamin B, C, protein, glucozit, betaine,... có tác dụng sát khuẩn, loại bỏ vi khuẩn gây hăm ở trẻ.
Cách trị hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng khổ qua được thực hiện như sau:
Chuẩn bị: 2-3 quả khổ qua còn non, nước sạch, khăn mềm.
Thực hiện:
Áp dụng 1 lần/ngày
Trong sữa mẹ chứa nhiều kháng thể tự nhiên có tác dụng ngăn ngừa nấm, vi khuẩn, bảo vệ da và các tác nhân gây hăm. Ngoài ra, vitamin và khoáng chất có trong sữa mẹ còn giúp bảo vệ da, dưỡng ẩm, thúc đẩy quá trình tái tạo da hiệu quả.
Cách chữa trẻ bị hăm mông bằng sữa mẹ được thực hiện như sau:
Chuẩn bị: 10ml sữa mẹ, nước sạch.
Thực hiện:
Áp dụng 1-2 lần/ngày.
Trà xanh chứa nhiều vitamin tốt cho da như B1, B2, C giúp nâng cao kháng thể cho da, thúc đẩy quá trình phục hồi. Đồng thời, thành phần tanin và polyphenol trong lá trà xanh còn giúp làm sạch, sát khuẩn. Từ đó giúp giảm nhanh triệu chứng hăm tã ở trẻ.
Cách chữa hăm vùng kín cho trẻ sơ sinh bằng lá trà xanh được thực hiện như sau:
Chuẩn bị; 100g lá trà xanh tươi, 5g muối, nước sạch, khăn mềm.
Thực hiện:
Áp dụng 1 lần/ngày.
Dầu tràm có khả năng kháng khuẩn cao. Nhờ đó mà nhiều mẹ thường sử dụng dầu tràm để làm dịu vết hăm cho bé.
Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm được thực hiện như sau:
Chuẩn bị: 2.5ml tinh dầu tràm, 2.5ml dầu nền, nước sạch, khăn mềm.
Thực hiện:
Áp dụng 2-3 lần/ngày.
Lá trầu không chứa hàm lượng kháng sinh tự nhiên cao, giúp diệt khuẩn, chống viêm, làm sạch và giảm nhanh triệu chứng hăm da. Đồng thời, trong lá trầu không còn chứa các vitamin C, B1 giúp cấp ẩm, bảo vệ da, từ đó tăng khả năng phục hồi.
Cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không được thực hiện như sau:
Chuẩn bị: 3-4 lá trầu không tươi, 5g muối, nước ấm, khăn mềm.
Thực hiện:
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị hăm háng dạng kem chuyên dùng cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là 5 loại kem trị hăm được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn nhất:
Nguồn gốc: Pháp
Thành phần: Vitamin B5, kẽm oxit, tinh chất quả bơ.
Tác dụng: Loại bỏ vi khuẩn, nấm và nước tiểu gây hăm da. Đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo da, giảm ngứa, dưỡng ẩm và làm mềm cho bé.
Nguồn gốc: Italia
Thành phần: Vitamin E, kẽm oxit, tinh dầu bơ
Tác dụng: Tái tạo hàng rào bảo vệ da, ngăn chặn nấm, vi khuẩn xâm nhập da, đồng thời nâng cao kháng thể cho da, giúp da luôn mềm mại.
Nguồn gốc: Anh
Thành phần: Mỡ cừu, kẽm oxit
Tác dụng: Ngăn ngừa vi khuẩn, nấm da, dưỡng ẩm, làm mềm da giúp vết hăm nhanh lành.
Lưu ý: Sản phẩm này được chiết xuất dạng mỡ trơn nên rất dễ bị dính bụi bẩn. Do đó, mẹ cần chú ý vệ sinh kỹ trước và sau khi thoa kem.
Nguồn gốc: Đức
Thành phần: Mỡ cừu, sáp ong, Dexpanthenol
Tác dụng: Làm mát da, dưỡng ẩm, tái tạo hàng rào bảo vệ, đồng thời giảm nhanh triệu chứng hăm da như ngứa, ửng đỏ, dị ứng,...
Những việc làm tưởng chừng như “vô hại” của ông bố bà mẹ có thể khiến tình trạng hăm tã của trẻ ngày càng nặng nề hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng, nhiễm trùng máu,... Do đó, khi chăm sóc trẻ bị hăm tã, bố mẹ cần tránh một số điều sau:
Hầu hết các trường hợp trẻ bị hăm háng đều không đáng lo ngại, tuy nhiên nếu bố mẹ chủ quan, nếu xử lý kịp thời có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là một số biểu hiện bất thường của trẻ bị hăm cần được đưa đi bác sĩ:
Để ngăn ngừa chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh hiệu quả, tốt nhất bố mẹ nên vệ sinh cho bé thật kỹ xung quanh vùng da đóng bỉm, thay tã 6 giờ/lần ngay cả khi bé không đi vệ sinh. Ngoài ra, cần chú ý đến chất liệu, kích cỡ của tã và các sản phẩm chăm sóc da cho bé. Đây chính là cách chống hăm cho trẻ sơ sinh hiệu quả nhất mà mẹ cần ghi nhớ.
Trên đây những tổng hợp các cách chữa hăm cho trẻ sơ sinh. Hy vọng chia sẻ trên đây sẽ giúp bố mẹ chăm sóc tốt cho làn da của bé yêu. Chúc bé mau khỏi bệnh và khỏe mạnh!