Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em hiện nay vẫn chưa có vaccine điều trị. Khi nhiễm bệnh trẻ sẽ bị sốt cao liên tục, kèm theo đó là các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, việc nắm bắt được dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời sẽ giúp bé tránh được những rủi ro nguy hiểm về sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho phụ huynh những thông tin liên quan tới căn bệnh nguy hiểm này, cùng Fitobimbi theo dõi nhé!
Sốt xuất huyết hay sốt Dengue, là chứng bệnh có liên quan tới virus dengue. Đây là virus thuộc nhóm Flavivirus, gồm 4 chủng huyết thanh, được ký hiệu lần lượt là Dengue 1, Dengue 2, Dengue 3, Dengue 4. Trẻ em khi nhiễm 1 trong 4 chủng này đều có khả năng bị bệnh.
Sốt xuất huyết lây truyền theo đường máu, thông qua vật chủ là muỗi vằn Aedes aegypti. Bản thân muỗi vằn không mang mầm bệnh một cách tự nhiên, chúng nhiễm virus từ người bị bệnh rồi truyền sang người lành thông qua các vết chích/đốt.
Chu kỳ lây nhiễm cụ thể như sau: Muỗi cái Aedes aegypti sẽ chích vật chủ nhiễm virus. Sau đó virus sẽ có thời gian ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 - 10 ngày. Khi đã đủ số lượng, chúng mang theo virus tấn công sang người lành. Tại đây, virus sẽ bắt đầu tấn công vào đại thực bào, đồng thời làm suy yếu các tổ chức tế bào trong cơ thể. Các hệ cơ quan bị ảnh hưởng bởi virus sốt xuất huyết là não, thận, gan, niêm mạc ruột,... Chu kỳ này cứ tiếp diễn tạo thành một vòng tuần hoàn lây nhiễm, gây nguy cơ cao bùng phát đại dịch.
Đặc điểm nhận biết muỗi vằn Aedes aegypti:
Yếu tố tăng nguy cơ nhiễm sốt xuất huyết ở trẻ em:
Thông thường, các triệu chứng của bệnh như sốt, phát ban,... sẽ kéo dài từ 7-14 ngày rồi chuyển sang giai đoạn phục hồi. Tuy nhiên, ở trẻ em hệ miễn dịch còn yếu, khả năng tự bảo vệ còn kém. Do đó, triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ tiếp tục kéo dài, kèm theo những biến chứng nguy hiểm về đường hô hấp, tim và não. Nếu trẻ không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tới tính mạng.
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em thường có biểu hiện khác đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nặng đến nhẹ thông qua 3 giai đoạn:
Trong khoảng 2 ngày đầu nhiễm bệnh, trẻ sẽ có biểu hiện sốt cao đột ngột, khoảng 39 đến 40 độ C. Đây là dấu hiệu trẻ bị sốt xuất huyết đặc trưng, việc dùng thuốc hạ sốt sẽ không có tác dụng. Thông thường, tình trạng này sẽ kéo dài trong vòng từ 2-7 ngày.
Một số dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em khác ở giai đoạn đầu:
Trong 3 đến 7 ngày tiếp theo sẽ là giai đoạn bệnh khởi phát nhanh và mạnh nhất. Vì hệ miễn dịch của trẻ đã bị virus tấn công và làm suy yếu, nên chỉ số tiểu cầu và bạch cầu đều bị giảm. Ở giai đoạn này, trẻ có thể gặp hiện tượng thoát huyết tương ồ ạt (kéo dài trong 24 - 48 giờ), còn sốt hoặc không.
Nếu lượng huyết tương thoát ra quá nhiều sẽ khiến trẻ bị sốc, kèm theo đó là một loạt các triệu chứng nguy hiểm như: khát nước, đau bụng dữ dội, chướng bụng, cơ thể mệt mỏi, lừ đừ, tay chân lạnh, da nhợt nhạt, tiểu ít, huyết áp kẹt, huyết áp giảm hoặc không thể đo được huyết áp.
Triệu chứng xuất huyết sẽ nặng hơn ở những vùng da bị bầm tím, mặt trong của cánh tay, bụng, đùi và hai cẳng chân. Khi thực hiện xét nghiệm tại bệnh viện sẽ thấy trẻ bị tràn dịch màng bụng, màng phổi, gan sưng, lượng tiểu cầu giảm dưới 100.000mm3. Trong trường hợp nặng còn có thể phát hiện trẻ bị rối loạn đông máu, vô cùng nguy hiểm. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ có thể dẫn tới tử vong.
Tuy nhiên, thoát huyết tương không phải là triệu chứng mà 10 trẻ bị sốt xuất huyết thì cả 10 trẻ đều bị. Vì vậy, dù có hay không có biểu hiện này thì “3 đến 7 ngày tiếp theo” vẫn là giai đoạn nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng trẻ.
Một trong những biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị sốt xuất huyết trong giai đoạn này đó là sốc. Với các biểu hiện ban đầu như: thân nhiệt giảm, tụt huyết áp, giảm tri giác.
Trẻ bị sốt xuất huyết trải qua giai đoạn phục hồi sẽ tới giai đoạn nguy hiểm. Sau 48 đến 72 giờ sốt cao, kèm theo các triệu chứng nguy hiểm, sang giai đoạn này thân nhiệt trẻ dần ổn định trở lại, hết sốt, tình trạng sức khỏe được cải thiện. Kết quả xét nghiệm cho thấy, chỉ số tiểu cầu và bạch cầu tăng dần về mức bình thường. Đồng thời trẻ bắt đầu có dấu hiệu thèm ăn, khát nước và tiểu tiện nhiều hơn.
Các biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em trong giai đoạn đầu thường gây hiểu lầm với bệnh tay chân miệng, sốt siêu vi,... Nhiều phụ huynh thiếu hiểu biết khi thấy con sốt thường tự điều trị tại nhà. Việc xử lý không đúng cách có thể khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm:
Những biến chứng của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài đến khi trẻ lớn, ảnh hưởng tới tinh thần cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, việc điều trị kịp thời và đúng cách được coi là mấu chốt quan trọng để trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm này.
Sốt xuất huyết thường bùng phát bệnh theo mùa, do đó khi thấy trẻ có biểu hiện sốt, cha mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để xét nghiệm ngay. Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Trong trường hợp nhẹ, trẻ có thể được chỉ định chăm sóc tại nhà như sau:
Trong quá trình điều trị tại nhà, phụ huynh cần theo dõi sát sao tình trạng của trẻ. Khi phát hiện có triệu chứng bất thường cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện để được điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em cần được điều trị ngay lập tức:
Các triệu chứng sốt xuất huyết tuy khó lường và có thể đe dọa tới tính mạng trẻ, nhưng nếu được xử lý kịp thời và đúng cách sẽ không quá nguy hiểm.
Khi nhiễm bệnh, trẻ sẽ bị sốt cao, kèm theo triệu chứng nôn mửa, mất nước. Đây chính là nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết. Do vậy, dù trong bất kỳ trường hợp nào, cho trẻ điều trị tại nhà hay bệnh viện, phụ huynh cũng cần lưu ý các bước chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết dưới đây:
Bố mẹ nên thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ:
Những cơn sốt cao liên tục sẽ khiến cơ thể trẻ mệt mỏi quấy khóc liên tục hoặc ngủ li bì không chịu ăn uống làm bé gầy đi trông thấy. Do đó, mẹ cần bổ sung cho trẻ những thực phẩm dinh dưỡng, dễ ăn để bé nhanh hồi phục sức khỏe:
Những thức ăn dạng lỏng như cháo, súp sẽ khiến trẻ cảm thấy dễ nuốt cũng như dễ tiêu hơn. Hơn thế nữa, món ăn này còn cung cấp nước cho cơ thể, giúp trẻ có thêm năng lượng cũng như dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Trong các món cháo, súp, mẹ nên ưu tiên các nguyên liệu giàu vitamin A, chẳng hạn như bí ngô. Bởi những thực phẩm này có tác dụng kích thích cơ thể sản sinh protein cũng như hỗ trợ tăng tiểu cầu, giúp trẻ sớm bình phục hơn.
Súp lơ xanh là loại rau rất giàu vitamin K, có tác dụng hỗ trợ tái tạo tiểu cầu. Trẻ bị sốt xuất huyết có nguy cơ bị thoát huyết tương rất cao, do vậy việc bổ sung súp lơ xanh vào thực đơn hàng ngày cho bé là điều vô cùng cần thiết. Không những thế, súp lơ còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và nhiều khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của trẻ bị sốt xuất huyết.
Các nghiên cứu cho thấy axit omega 3, sắt là những thành phần rất có lợi trong việc cải thiện hệ miễn dịch, tăng tiểu cầu. Vì vậy nếu mẹ chưa biết trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì thì đừng bỏ qua cải bó xôi nhé!
Mẹ cũng nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu protein như trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa. Đây đều là những thực phẩm có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của trẻ, từ đó giúp chống lại được virus sốt xuất huyết.
Mặc dù khi trẻ bị sốt xuất huyết đi tiểu khá ít nhưng cơ thể vẫn xảy ra tình trạng mất nước gây nguy cơ biến chứng cao. Do đó, cho trẻ uống nước là cách tốt nhất để hạ sốt.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên tăng cữ bú để vừa cung cấp nước vừa bổ sung dinh dưỡng cho trẻ. Nếu trẻ có quấy khóc không muốn ăn thì mẹ hãy cố gắng tìm cách cho bé bú nhiều nhất có thể để bé nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Với những trẻ lớn hơn, mẹ có thể cấp nước cho trẻ bằng nước oresol hoặc nước đun sôi để nguội. Trường hợp trẻ không chịu uống nước oresol hoặc uống vào thì nôn trớ, mẹ có thể thay thế bằng các loại nước ép trái cây như nước dừa, nước cam, nước bưởi,... Những loại nước uống trái cây này rất dễ uống, đặc biệt còn rất giàu vitamin C, có thể cung cấp dưỡng chất cho trẻ nhanh khỏi bệnh.
Tuy nhiên, việc cho trẻ uống oresol cũng cần theo một tỷ lệ thích hợp để tránh gây ra tình trạng rối loạn điện giải, gây phù phổi, thậm chí đe dọa tới tính mạng trẻ.
Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, phụ huynh cũng cần cho trẻ kiêng những thực phẩm có hại như: đồ ăn nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường hóa học, thức ăn cay nóng, đồ uống có gas,.... Đặc biệt, mẹ nên tránh cho bé ăn các thực phẩm có màu tối (màu đen, đỏ, nâu). Bởi nó sẽ làm bác sĩ khó chẩn đoán đúng bệnh khi trẻ bị nôn trớ.
Sau quá trình chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Điều này có thể giúp phụ huynh biết được tình trạng bệnh của trẻ có đang tiến triển không. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra tư vấn, lời khuyên giúp phụ huynh chăm sóc bé tốt hơn.
Bên cạnh đó, qua buổi tái khám định kỳ, bố mẹ nên nói với bác sĩ những biểu hiện bất thường của bé trong quá trình điều trị để dựa vào đó bác sĩ có cơ sở chẩn đoán chính xác hơn.
Trẻ bị phát bệnh khi bị muỗi vằn đốt, do đó cách tốt nhất để phòng tránh bệnh đó chính là ngăn chặn bé tiếp xúc với nguồn bệnh.
Những cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết ở trẻ mà phụ huynh cần lưu ý:
Bên cạnh việc cho trẻ tránh xa nguồn lây nhiễm, phụ huynh cũng cần quan tâm đến công tác vệ sinh nhà cửa, môi trường sống xung quanh để tiêu diệt ổ muỗi tránh cho chúng sản sinh và gây bệnh:
Như đã đề cập ở trên, triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ sẽ trải qua 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày, giai đoạn 2 là 3-7 ngày, giai đoạn 3 là trong 2-3 ngày. Như vậy, nếu đúng theo diễn biến của bệnh thông thường thì sau 9-10 ngày là trẻ sẽ khỏi bệnh.
Sốt xuất huyết chỉ bị duy nhất 1 lần trong đời là lời khẳng định không hoàn toàn chính xác. Bởi, virus Dengue tồn tại với 4 chủng huyết thanh. Chẳng hạn nếu lần đầu trẻ bị sốt xuất huyết do Dengue 1, thì sau này vẫn còn nguy cơ mắc 3 chủng còn lại là Dengue 2, 3, 4.
Virus sốt xuất huyết chỉ lây qua 1 con đường duy nhất đó chính là thông qua những vết muỗi đốt. Do vậy, chỉ khi trẻ bị muỗi vằn đốt thì mới có nguy cơ nhiễm bệnh. Căn bệnh này không có khả năng lây qua đường dịch tiết, hô hấp hãy tiếp xúc thông thường.
Trên thực tế, ngay cả khi trẻ đã hết sốt, mẹ vẫn nên tiếp tục theo dõi những dấu của con. Bởi đây có thể là giai đoạn bệnh diễn biến nặng nhất, nguy cơ biến chứng cao.
Có nhiều trẻ bị sốt xuất huyết có biểu hiện ngứa, đặc biệt là ở lòng bàn chân, bàn tay. Thông thường, triệu chứng này sẽ xuất hiện trong giai đoạn phục hồi. Nguyên nhân gây ra những cơn ngứa được các chuyên gia giải thích là do cơ thể tái hấp thụ dịch ngoại bào vào máu.
Nhìn chung, đây không phải là triệu chứng nguy hiểm, phụ huynh không cần phải quá lo lắng. Cơn ngứa thường sẽ kéo dài từ 2-3 ngày, nếu trẻ cảm thấy khó chịu, mẹ có thể cho bé uống nhiều nước hoặc sử dụng các loại kem bôi giảm ngứa như Loratadin hoặc Clopheniramin (phù hợp cho trẻ > 2 tuổi).
Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em sẽ không quá nguy hiểm nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Bố mẹ cần quan tâm hơn tới các hoạt động vui chơi, nghỉ ngơi của con để có hướng phòng bệnh và điều trị một cách tốt nhất. Đừng quên báo cho bác sĩ khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường trong sức khỏe để kịp thời điều trị. Chúc bé luôn khỏe mạnh!