Làn da của trẻ non nớt và nhạy cảm hơn người lớn rất nhiều, do đó dễ bị kích ứng bởi các tác nhân từ môi trường, thời tiết và cách chăm sóc. Vì vậy, phụ huynh cần hiểu biết một số bệnh ngoài da ở trẻ để dự phòng và chăm sóc làn da trẻ khỏe mạnh. Dưới đây là một số bệnh ngoài da và cách phòng chống cho trẻ. Cùng theo dõi nhé!
Làn da của trẻ sơ sinh nhạy cảm và ít sắc tố hơn so với người lớn. Nó thường phản ứng lại trước bất kỳ tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài môi trường. Điều này làm trẻ đặc biệt nhạy cảm với yếu tố thời tiết và sự thay của khí hậu. Đặc biệt là khi chuyển mùa hoặc thời tiết nắng nóng, trẻ sẽ dễ bị tấn công bởi các bệnh ngoài da. Do vậy, nắm vững dấu hiệu và biện pháp xử lý đối với từng bệnh sẽ giúp bố mẹ chủ động hơn trong công tác chăm sóc da cho trẻ sơ sinh, để con có một cơ thể khỏe mạnh nhất trước những tác động của môi trường.
Dưới đây là một số bệnh ngoài da biểu hiện và cách phòng chống:
Rôm sảy là bệnh lý ngoài da thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Thời tiết nóng bức khiến cơ thể tiết nhiều mồ hôi, nếu trẻ không được vệ sinh, tắm rửa thường xuyên sẽ gây bín kín lỗ chân lông, từ đó phát sinh bệnh lý. Biểu hiện của bệnh là những đám mẩn, sần màu đỏ, chúng có thể lan ra khắp cơ thể. Đặc biệt là ở những vùng da dễ bị nóng trên cơ thể trẻ như mặt, cổ, nách, bẹn, khuỷu tay, sau đầu gối,...
Biện pháp xử lý
Đây có lẽ là bệnh lý điển hình ở trẻ sơ sinh từ 3 tháng 12 tháng tuổi. Hăm tã ở trẻ sơ sinh không chỉ làm cho bé khó chịu, quấy khóc mà còn làm bố mẹ vô cùng khi thấy làn da mềm mịn của con bỗng chốc mẩn đỏ, tróc vảy, viêm nhiễm.
Tình trạng này xảy ra khi vùng da mông của trẻ tiếp xúc với tã quá lâu, khiến vi khuẩn và nấm sinh sôi đi theo đường nước tiểu và phân xâm nhập gây kích ứng. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp ngay cả khi được dùng loại tã thấm hút tốt nhất, vùng da quấn tã luôn giữ thoáng mát cũng có thể bị hăm tã. Nguyên nhân có thể là do da trẻ quá nhạy cảm với quần áo hoặc các thực phẩm gây dị ứng.
Biện pháp xử lý
Nguyên nhân gây mụn nhọt ở trẻ được cho là do vi khuẩn tụ cầu gây nên. Biển hiện ban đầu là những mảng da ửng đỏ, sưng, gây đau nhức. Chúng sẽ dần mềm trở lại, sau đó vỡ ra chảy mủ vàng và hình thành sẹo.
Mụn nhọt có thể xuất hiện ở nhiều vùng da trên cơ thể, nhất là khu vực mông, khiến trẻ đau nhức, quấy khóc, thậm chí là mất ngủ, bỏ ăn.
Trẻ sẽ dễ bị mụn nhọt hơn nếu sống trong môi trường nóng nực, ẩm thấp, vệ sinh thân thể kém, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, nạp ít rau xanh và trái cây.
Biện pháp xử lý
Bệnh gây bởi vi khuẩn tụ cầu hoặc liên cầu khuẩn, thường xuất hiện ở vùng mặt, cổ, đầu. Biểu hiện là những bóng nước dẹp, tròn, chứa dịch, sau vài giờ sẽ vỡ ra rồi đóng vảy. Nếu không được chăm sóc đúng cách, mảng da bị chốc lở có thể lan sang vùng lân cận rất nhanh, gây viêm bạch huyết.
Biện pháp xử lý:
Tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là giai đoạn bé đi nhà trẻ, sinh hoạt chung tập thể nên rất dễ bị lây nhiễm. Trẻ bị tay chân miệng sẽ có một trong các triệu chứng sau:
Biện pháp xử lý:
Mùa đông, độ ẩm thấp, khiến làn da nhạy cảm của trẻ trở lên khô ráp. Vì thế trẻ sẽ rất dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, nấm gây nên các bệnh ngoài da như chàm sữa, ngứa ngáy, vảy nến, mày đay,...
Chàm sữa là bệnh ngoài da phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi. Các vết chàm là những nốt mụn li ti, thường xuất hiện ở các vùng da như hai bên má, trán, cằm, khuỷu tay, khuỷu chân. Chúng sẽ nhanh chóng vỡ ra, chảy dịch vàng và gây tình trạng mẩn đỏ và khô ráp.
Chàm sữa khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, khó ngủ, thậm chí là bỏ bú. Nếu không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách, trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn gây kéo dài thời gian điều trị.
Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ sơ sinh khó xác định. Có nhiều ý kiến cho rằng, di truyền là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong bệnh này.Thông thường, chàm sữa sau một thời gian sẽ tự biến mất. Tuy nhiên nếu đến thời điểm trẻ 6 tuổi mà vẫn bị thì bệnh chàm sữa có thể theo bé đến khi trường thành.
Biện pháp xử lý:
Tình trạng ngứa da ở trẻ rất hay gặp vào mùa lạnh, chủ yếu là bệnh mề đay, viêm da cơ địa.
Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, có thể là do di truyền, dị ứng, hệ miễn dịch kém, nhiễm trùng,... Lúc này, da trẻ sẽ trở nên khô ráp, mất nước, các vi khuẩn sẽ thừa cơ xâm nhập và gây viêm.
Trẻ bị mề đay hoặc viêm da cơ địa sẽ bị ngứa dữ dội, nếu gãi nhiều sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng và lây lan sang vùng da khác.
Biện pháp xử lý:
Bệnh vảy nến là tình trạng bệnh ngoài da mãn tính ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng của bệnh lý này khiến không ít bố mẹ nhầm lẫn với các dạng bệnh khác như rôm sảy, chàm sữa,...
Trẻ bị vảy nến sẽ xuất hiện những mảng da chết màu đỏ, có vảy gây ngứa, đau, thậm chí là chảy máu. Vị trí phổ biến của bệnh là vùng da ở mặt, đầu, cổ, khuỷu tay, đầu gối.
Nguyên nhân gây bệnh vảy nến ở trẻ được cho là do sự rối loạn hệ miễn dịch gây mất khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh. Không những thế, khi hệ miễn dịch bị suy yếu sẽ nhận nhầm tế bào da là tác nhân gây bệnh và sinh ra phản ứng phá hủy.
Điều này sẽ khiến chu kỳ hoạt động của tế bào da bị đảo lộn. Thay vì da sẽ bị chết sau 28 - 30 ngày, thì chúng chỉ sống được 3-4 ngày. Khi tế bào da chết sẽ tích tụ lại, chồng chất lên nhau và dần dần tạo thành những mảng da màu đỏ có vảy.
Biện pháp xử lý:
Sau đây là một số cách phòng tránh bệnh ngoài da ở trẻ đơn giản mà hiệu quả, bố mẹ có thể tham khảo:
Khi trẻ trong giai đoạn ăn dặm, mẹ hãy bổ sung cho bé những thực phẩm dạng thô được nghiền nhuyễn như rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc. Đặc biệt là măng tây và chuối, đây là những loại củ quả giàu prebiotic tốt cho hệ miễn dịch của trẻ.
Khuyến khích trẻ vận động ngoài trời và khám phá thế giới bên ngoài. Điều này có thể giúp hệ miễn dịch của bé được tập luyện, làm quen dần với tác nhân gây hại và trở lên hoàn thiện hơn.
Sau khi vui đùa, vận động ngoài trời, bố mẹ cần hướng dẫn bé rửa tay thường xuyên bằng dung dịch vệ sinh. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên nhắc nhở bé rửa tay thật kỹ trước/sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn lây nhiễm.
Trên đây là một số bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ cũng như cách chăm sóc cho từng loại. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ bảo vệ con trước tác nhân gây bệnh ngoài da do yếu tố thời tiết.